Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp các tổ chức kinh tế tiêu biểu của Mông Cổ

PV - 17:55, 01/10/2024

Chiều 1/10, tại Thủ đô Ulan Bator, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp các tổ chức kinh tế tiêu biểu của Mông Cổ.

Chiều 1/10, tại Thủ đô Ulan Bator, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp các tổ chức kinh tế tiêu biểu Mông Cổ. (Ảnh: Nguyễn Hồng)
Chiều 1/10, tại Thủ đô Ulan Bator, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp các tổ chức kinh tế tiêu biểu Mông Cổ. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Sự kiện do Bộ Công Thương Việt Nam phối hợp với Bộ Ngoại giao Mông Cổ, Phòng Thương mại và Công nghiệp quốc gia Mông Cổ, Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ và các cơ quan hữu quan của hai nước tổ chức.

Tham dự sự kiện, về phía Việt Nam có các đồng chí: Nguyễn Duy Ngọc, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; lãnh đạo một số bộ, ngành của Việt Nam, Đại sứ Việt Nam tại Mông Cổ.

Về phía Mông Cổ có: Phó Thủ tướng Dorjkhand Togmid; Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Munkhtushig Lhanaajav; Giám đốc điều hành Phòng Thương mại và Công nghiệp Quốc gia Duuren Tumenjargal, Đại sứ Mông Cổ tại Việt Nam; đại diện của Tổ chức “Sáng kiến cách mạng thực phẩm” và lãnh đạo 10 doanh nghiệp tiêu biểu của Mông Cổ trong các lĩnh vực xuất nhập khẩu (thực phẩm, đồ uống, sản phẩm gia dụng, hàng tiêu dùng), năng lượng, khoáng sản, vận tải, logistics, du lịch, giáo dục, lao động, nông nghiệp, ngân hàng,...

Quang cảnh buổi tiếp. (Ảnh: Nguyễn Hồng)
Quang cảnh buổi tiếp. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Tại buổi tiếp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bày tỏ, trong 70 năm kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao (1954-2024), quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước Việt Nam-Mông Cổ không ngừng được củng cố và phát triển; trao đổi đoàn, tiếp xúc cấp cao và các cấp được duy trì thường xuyên; sự hiểu biết và tin cậy giữa hai nước luôn được củng cố, hợp tác trên các lĩnh vực được tăng cường. Đặc biệt, hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước có tiến triển mới, kim ngạch thương mại hai chiều đạt hơn 120 triệu USD năm 2023 và còn nhiều dư địa phát triển.

Hiện nay, Việt Nam đã trở thành một trong 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới, nằm trong nhóm 20 nền kinh tế có quy mô thương mại hàng đầu thế giới, xếp thứ 32 trong top 100 giá trị thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới.

Thời gian tới, Việt Nam tập trung phát huy nội lực, chủ động hội nhập quốc tế hướng vào chuyển đổi kinh tế số, tăng trưởng xanh, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo để hội nhập sâu rộng, tham gia hiệu quả hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Đồng thời, đẩy mạnh đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng chiến lược, các dự án quan trọng, có tính lan tỏa nhanh vào nền kinh tế để giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh,… đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại, nâng cao năng lực nội tại, tính tự chủ của nền kinh tế, tiếp tục cải thiện, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp.

Việt Nam đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, trở thành nước đang phát triển có nền công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và tầm nhìn đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Trong khi Mông Cổ đang tập trung triển khai “Chính sách phục hồi mới” và các mục tiêu chiến lược “Tầm nhìn 2050”, góp phần nâng cao vai trò và vị thế quốc tế của Mông Cổ. Điều đó cho thấy sự tương đồng về mục tiêu, lợi ích hợp tác giữa hai nước.

Việt Nam và Mông Cổ có nhiều tiềm năng, cơ hội để phát triển mạnh mẽ hòa trong dòng chuyển động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, toàn cầu về chuyển đổi nền kinh tế số, tăng trưởng xanh với năng lượng tái tạo, năng lượng mới, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Tất cả hợp tác đều vì sự gắn kết giữa hai dân tộc, hai quốc gia ngày càng bền chặt, sâu sắc, vì lợi ích của Nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, phồn vinh, hợp tác, phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Phát biểu tại buổi tiếp, Phó Thủ tướng Mông Cổ Dorjkhand Togmid nhấn mạnh sự kiện hôm nay là dịp quý báu để các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp tiêu biểu của Mông Cổ chia sẻ những tâm tư, nguyện vọng đến Lãnh đạo cấp cao của Việt Nam, từ đó tìm ra các cơ hội tăng cường hợp tác thương mại và đầu tư với Việt Nam.

Phó Thủ tướng Mông Cổ Dorjkhand Togmid phát biểu tại buổi tiếp. (Ảnh: Nguyễn Hồng)
Phó Thủ tướng Mông Cổ Dorjkhand Togmid phát biểu tại buổi tiếp. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Đại diện các tổ chức kinh tế của Mông Cổ đã có những trao đổi, chia sẻ và đề xuất quan trọng nhằm thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và Mông Cổ; mở rộng hợp tác thương mại và đầu tư trong các lĩnh vực; tích cực trao đổi, chia sẻ thông tin về chính sách, tiềm năng phát triển của mỗi nước, các cơ hội và thách thức đang đặt ra cho hai nước trong quá trình hợp tác, đầu tư... Tại buổi tiếp, các cơ quan phía Việt Nam đã ghi nhận, tiếp thu ý kiến và trả lời một số đề xuất của các doanh nghiệp.

Lắng nghe những giới thiệu về hoạt động sản xuất kinh doanh cùng với những đề xuất thúc đẩy tăng cường hợp tác với Việt Nam của các tổ chức kinh tế Mông Cổ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam luôn chào đón và hoan nghênh các doanh nghiệp Mông Cổ mở rộng hợp tác với Việt Nam. Các bộ, ngành phía Việt Nam luôn đồng hành, sẵn sàng chia sẻ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có doanh nghiệp Mông Cổ kinh doanh có hiệu quả, đóng góp cho sự phát triển kinh tế-xã hội của hai nước.

Các cơ quan chức năng của hai bên tiếp tục phối hợp chặt chẽ để tạo thuận lợi cho việc tiếp cận thị trường đối với các sản phẩm nông nghiệp, nhất là chăn nuôi gia súc, khoáng sản, xây dựng công trình, hợp tác logistics, chuyển đổi số, năng lượng xanh, năng lượng sạch.

Tin cùng chuyên mục
Sóc Trăng: Huyện có 100% xã đặc biệt khó khăn về đích nông thôn mới

Sóc Trăng: Huyện có 100% xã đặc biệt khó khăn về đích nông thôn mới

Ngày 31/12, tại huyện Châu Thành, UBND tỉnh Sóc Trăng long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và đón nhận Bằng công nhận huyện Châu Thành (Sóc Trăng) đạt Chuẩn Nông thôn mới. Đến dự có ông Lâm Văn Mẫn - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; bà Hồ Thị Cẩm Đào - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; cùng các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh, Mẹ Việt Nam Anh hùng và đông đảo đồng bào trên địa bàn huyện Châu Thành đến tham dự.