Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Tôn vinh truyền thống văn hóa gia đình các dân tộc Việt Nam tại Ngôi nhà chung

Thanh Thuận - 11:50, 31/05/2024

“Truyền thống văn hóa gia đình các dân tộc Việt Nam” là chủ đề của chương trình tháng 6 tại Ngôi nhà chung - Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) hướng tới chào mừng Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, với nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn.

Các hoạt động tháng 6 được tổ chức nhân tháng “Truyền thống văn hóa gia đình các dân tộc Việt Nam” và chào mừng Ngày Gia đình Việt Nam 28/6. Các hoạt động góp phần giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào, tăng cường giao lưu giữa các dân tộc, sự cố kết cộng đồng cũng như sự gắn bó của mỗi thành viên trong gia đình, nhằm tôn vinh giá trị truyền thống nhân văn sâu sắc của Gia đình Việt Nam, khuyến khích động viên các gia đình hướng tới xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc góp phần xây dựng và hoàn thiện “hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị gia đình và hệ giá trị con người Việt Nam trong tình hình mới”.

Hoạt động tháng 6 với chủ đề “Truyền thống văn hóa gia đình các dân tộc Việt Nam” hứa hẹn mang đến nhiều trải nghiệm cho du khách.
Hoạt động tháng 6 với chủ đề “Truyền thống văn hóa gia đình các dân tộc Việt Nam” hứa hẹn mang đến nhiều trải nghiệm cho du khách.

Hoạt động có sự tham gia của khoảng gần 100 đồng bào từ 16 dân tộc và 11 địa phương có các hoạt động hằng ngày, như: Thái Nguyên, Hà Nội, Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình, Thừa Thiên Huế, Kon Tum, Gia Lai, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Sóc Trăng.

Chương trình tháng 6 được tổ chức với các hoạt động, sự kiện nổi bật như: Ngày hội gia đình tại “Ngôi nhà chung”; giới thiệu văn hóa truyền thống “Sắc màu văn hóa dân tộc Giẻ Triêng tỉnh Kon Tum”; trưng bày, giới thiệu ảnh “Khoảnh khắc sum vầy”; hoạt động trải nghiệm văn hóa truyền thống…

Trong đó, điểm nhấn là chương trình giới thiệu văn hóa truyền thống “Sắc màu văn hóa dân tộc Giẻ Triêng tỉnh Kon Tum” gồm: Các hoạt động tái hiện Lễ cưới của đồng bào dân tộc Giẻ Triêng tỉnh Kon Tum ; Chương trình dân ca dân vũ “Mừng vui ngày hội gia đình” của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

Bên cạnh đó là các hoạt động: Trải nghiệm trò chơi dân gian như: Đánh chắt chơi chuyền, chơi ô ăn quan, cờ ca rô, chơi rối tre…; Chương trình giao lưu “Em nhớ Tây Nguyên”; Hoạt động của các nhóm nghệ nhân đang hoạt động hằng ngày tại Làng với chủ đề “Truyền thống văn hóa gia đình các dân tộc Việt Nam”. Đồng bào và du khách cùng thưởng thức và hòa cùng các di sản văn hóa Tây Nguyên như cồng chiêng, vòng xoang... tất cả sẽ tạo nên một không khí rất đặc trưng mừng vui ngày hội của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên.

Ngoài ra, dịp này Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam còn tổ chức các hoạt động hằng ngày, cuối tuần của 16 cộng đồng dân tộc, chương trình du lịch trải nghiệm, giới thiệu làm bánh, gói bánh phục vụ du khách, trò chơi dân gian; hoạt động cầu an, chúc phúc tại các không gian tâm linh chùa Khmer, tháp Chăm…

Tin cùng chuyên mục
Gặp lại ở Phìn Sư

Gặp lại ở Phìn Sư

Tôi lên Phìn Sư, thăm lại gia đình Min Seo Thế, dân tộc Cơ Lao, vào một buổi sớm mùa hè. Mùa này, nước trời ào ạt đổ về từ các khe núi, chảy rậm rịch suốt ngày đêm vào các ô ruộng bậc thang của huyện Hoàng Su Phì (cũ) nay là thôn Phìn Sư, xã Tân Tiến. Phía xa xa, Seo Thế phăm phăm sải bước, hai tay nắm chặt đốc cày, khéo léo điều khiển con trâu phía trước theo đường cong như mảnh trăng lưỡi liềm của thửa ruộng. Một mình Thế, một con trâu, một thửa ruộng mà thấy cả mùa vàng đã bắt đầu nảy nở dưới chân đỉnh Tây Côn Lĩnh.