Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Tổ chức Y tế thế giới và Liên minh châu Âu hỗ trợ Việt Nam và 7 nước ASEAN ứng phó đại dịch

PV - 12:33, 20/12/2020

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí hiệp lực hỗ trợ 8 quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam ứng phó với Covid-19 và nâng cao khả năng ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Cụ thể, Liên minh châu Âu (EU) tài trợ 20 triệu euro cho chương trình ứng phó với đại dịch Covid-19 và sẵn sàng ứng phó với các đại dịch kế tiếp ở Đông Nam Á.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sẽ dùng quỹ tài trợ để tiếp tục hỗ trợ chính phủ các nước Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.

"Những quốc gia kể trên đã dành hơn 1 thập kỷ sẵn sàng chuẩn bị với các tình huống y tế có khả năng trở thành đại dịch, bằng cách củng cố hệ thống y tế sẵn sàng ứng phó với các tình huống như đại dịch Covid-19. Khoản hỗ trợ từ EU sẽ góp phần cho tiến trình này nhằm giúp các quốc gia trên toàn khu vực Đông Nam Á sẵn sàng chuẩn bị cho các các tình huống y tế khẩn cấp hoặc đại dịch tiếp theo", TS. Takeshi Kasai, Giám đốc WHO khu vực Tây Thái Bình Dương cho biết.

Cùng với Kế hoạch ứng phó và chuẩn bị chiến lược toàn cầu và theo hướng dẫn chiến lược châu Á - Thái Bình Dương đối với các bệnh mới nổi và các tình huống y tế công (APSED III), chương trình nhằm để củng cố các hệ thống y tế và hỗ trợ ứng phó Covid-19 ở 8 quốc gia Đông Nam Á.

Quỹ này sẽ sử dụng để huy động mọi khu vực và cộng đồng cùng chung tay vào các hoạt động phòng ngừa, sẵn sàng chuẩn bị và ứng phó; kiểm soát các ca bệnh lẻ tẻ, các ca bệnh lây lan theo nhóm và trong cộng đồng; khống chế sự lây lan trong cộng đồng và giảm tử vong do Covid-19.

Chương trình này tượng trưng cho nỗ lực chung giữa EU và văn phòng WHO Đông Nam Á (gồm Indonesia, Myanmar và Thái Lan) và văn phòng WHO Tây Thái Bình Dương (gồm Campuchia, Lào, Malaysia, Philippines và Việt Nam). Để đảm bảo can thiệp ở mỗi quốc gia theo ưu tiên quốc gia như trong bản kế hoạch ứng phó quốc gia, mỗi văn phòng WHO khu vực sẽ làm việc chặt chẽ với chính phủ các nước cùng các đối tác tham gia, bao gồm cả các tổ chức xã hội dân sự.

Ngoài ra, WHO sẽ sử dụng nguồn tài trợ của EU để củng cố sự phối hợp giữa các quốc gia thành viên ASEAN và thúc đẩy biện pháp ứng phó Covid-19 của khu vực, bởi cả khu vực phải đối phó với thách thức chung.

"Liên minh châu Âu là một trong những đối tác chính của WHO, đặc biệt trong ứng phó với các tình huống y tế khẩn cấp. Quan hệ đối tác sẽ đi một chặng đường dài nhằm đảm bảo khu vực Đông Nam Á tái xây dựng tốt hơn trong suốt đại dịch và sau đại dịch Covid-19 và trở nên mạnh mẽ hơn, sức chống chịu tốt hơn trong những năm tới" - TS.Poonam Khetrapal Singh, Giám đốc WHO khu vực Đông Nam Á cho biết.

Sự đóng góp của Liên minh châu Âu quan trọng đối với nỗ lực của WHO nhằm hỗ trợ các quốc gia ứng phó với đại dịch Covid-19 đang diễn tiến ở Đông Nam Á và thể hiện tình đoàn kết cũng như cam kết đối với y tế toàn cầu./.