Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Tổ chức Diễn đàn văn hóa trong khuôn khổ "Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam" năm 2022

Lam Anh - 10:53, 05/04/2022

Nhiều hoạt động sẽ được tổ chức chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2022. Trong đó điểm nhấn là Diễn đàn văn hóa với chủ đề "Phát huy truyền thống văn hóa các dân tộc trong xây dựng môi trường Văn hóa".

Đồng bào Gia Rai tái hiện lễ cùng giọt nước tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Đồng bào Gia Rai tái hiện lễ cúng giọt nước tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Chuỗi hoạt động chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra từ ngày 16/4/2022 đến ngày 19/4/2022 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) với nhiều hoạt động đặc sắc.

Trong đó, điểm nhấn là Diễn đàn văn hóa với chủ đề "Phát huy truyền thống văn hóa các dân tộc trong xây dựng môi trường Văn hóa" diễn ra ngày 16/4 tại Nhà chiếu phim, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam. Diễn đàn dịp để các nhà khoa học, nhà quản lý văn hóa và những tổ chức, cá nhân cùng nhau thảo luận, đánh giá, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của đồng bào các DTTS ở nước ta trong xây dựng môi trường văn hóa.

Diễn đàn sẽ tập trung vào nội dung xây dựng, giữ gìn và phát huy những giá trị đặc sắc của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Từ đó, có những đề xuất giải pháp, kiến nghị thiết thực nhằm thực hiện tốt mục tiêu xây dựng môi trường văn hóa, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trong giai đoạn đất nước đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Các tác giả tham gia viết bài hội thảo có các nhà khoa học, nhà nghiên cứu văn hóa từ các viện nghiên cứu, trường đại học, hội văn học nghệ thuật, văn nghệ dân gian và những người am hiểu, có kinh nghiệm bảo tồn, phát huy văn hóa DTTS từ các tỉnh, thành phố; các chuyên gia, nhà quản lý văn hóa đến từ các Cục, Vụ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; lãnh đạo một số địa phương; các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh/ thành phố.

Các nghệ nhân, Người có uy tín giao lưu tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam (ảnh minh hoạ).
Các nghệ nhân, Người có uy tín giao lưu tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam (ảnh minh hoạ).

Trong khuôn khổ Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra Hội nghị gặp mặt Nghệ nhân, những người có nhiều đóng góp trong hoạt động bảo tồn gìn giữ, phát huy văn hóa truyền thống các dân tộc (ngày 18/4); lễ báo công, viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt và Hội nghị biểu dương, trao đổi học hỏi kinh nghiệm trong công tác bảo tồn phát huy truyền thống văn hóa các dân tộc.

Dịp này, nhiều lễ hội, phong tục tập quán của các dân tộc cũng được tái hiện như Lễ cấp sắc của dân tộc Dao; Lễ Kin chiêng boọc mạy của dân tộc Thái; Lễ mừng lúa mới của dân tộc Gia Rai và các hoạt động diễn tấu cồng chiêng, dân ca dân vũ dân tộc Gia Rai; Tết Chôl Chnăm Thmây của dân tộc Khmer.

Tham gia sự kiện này sẽ có khoảng 205 người, 17 cộng đồng dân tộc của 13 tỉnh, thành phố đại diện cho các dân tộc, vùng miền và 100 người của 13 dân tộc đang hoạt động hàng ngày tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam là già làng, trưởng bản, nghệ nhân, đồng bào các dân tộc: dân tộc Mường (Hòa Bình); dân tộc Thái (Sơn La); dân tộc Khơ Mú (Nghệ An); dân tộc H'mông (Hà Giang); dân tộc Tày, Nùng (Thái Nguyên); dân tộc Dao (TP. Hà Nội); dân tộc Tà Ôi, dân tộc Cơ Tu (Thừa Thiên Huế); dân tộc Ba Na (Gia Lai); dân tộc Xơ Đăng (Kon Tum); dân tộc Ê Đê (Đắk Lắk), dân tộc Khmer (Sóc Trăng).

Tin cùng chuyên mục
Tiếng nước mình...

Tiếng nước mình...

Buổi tối ở Lao Chải, gió bấc hun hút thổi. Trời đã chuyển lạnh tê tái. Sương đêm ập xuống, vây kín khắp các đỉnh núi, vạt nương. Bản làng cũng chìm trong biển sương mù. Sương trôi chầm chậm trên mặt đất, len lỏi những lối đi rồi tràn cả vào trong nhà làm ánh lửa bên các bếp thêm đượm...