Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Tiên Du (Bắc Ninh): Nhìn lại hành trình 20 năm đồng hành cùng người nghèo

Xuân Hải - Vân Khánh - 17:18, 22/08/2022

Trong 20 năm qua, huyện Tiên Du (Bắc Ninh) đã triển khai thực hiện hiệu quả Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Nguồn vốn ưu đãi này đã góp phần quan trọng trong việc giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Những cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai Nghị định 78/2022/NĐ-CP được UBND huyện Tiên Du khen thưởng.
Những cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai Nghị định 78/2022/NĐ-CP được UBND huyện Tiên Du khen thưởng.

Trong 20 năm qua, bám sát mục tiêu giảm nghèo và phát triển kinh tế -xã hội của huyện, nhu cầu vay vốn ở địa phương, Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện Tiên Du tích cực triển khai các giải pháp nhằm tranh thủ nguồn vốn cân đối từ Trung ương, nguồn vốn huy động từ ngân sách địa phương, nguồn vốn huy động tiền gửi từ các tổ chức, cá nhân… để tạo lập nguồn vốn cho vay, đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.

Từ 2 chương trình tín dụng ban đầu là, cho vay hộ nghèo và giải quyết việc làm, đến nay, Ngân hàng CSXH huyện Tiên Du đã triển khai cho vay đối với 14 chương trình tín dụng chính sách, với tổng dư nợ đạt hơn 375 tỷ đồng, tăng hơn 17 lần so năm 2002. Thông qua nguồn vốn ưu đãi này, đã giúp cho hơn 62 nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn, giúp gần 12 nghìn hộ vượt qua ngưỡng nghèo, tạo việc làm cho 4.153 lao động từ nguồn vốn Quỹ Quốc gia về việc làm, giúp hơn 7 nghìn học sinh, sinh viên được vay vốn.

Đồng thời, từ nguồn vốn ưu đãi còn giúp xây dựng hơn 56 nghìn công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; xây được 45 căn nhà ở xã hội và 348 căn nhà cho hộ nghèo; hỗ trợ 2 doanh nghiệp vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất cho 524 lượt lao động, 3 cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập được vay vốn, 70 học sinh, sinh viên vay vốn mua máy tính, thiết bị học tập trực tuyến... trong bối cảnh dịch COVID-19…

Bà Nguyễn Thị Ánh, Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Tiên Du cho biết, để đồng vốn ưu đãi đạt hiệu quả cao, hàng năm, Ngân hàng CSXH đã tích cực tuyên truyền các chính sách mới của Đảng và Nhà nước về tín dụng ưu đãi; rà soát lại hộ nghèo, hộ cận nghèo, tái nghèo mới phát sinh bổ sung vào danh sách những hộ được ưu tiên cho vay vốn theo quy định.

 Đồng thời, củng cố kiện toàn nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ tiết kiệm và vay vốn; giám sát chặt chẽ việc bình xét các đối tượng vay vốn, đảm bảo việc cho vay ưu đãi công khai, minh bạch. Tổ chức cho vay ủy thác tổ chức Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên tại cơ sở…

Như tại xã Phật Tích (Tiên Du), nguồn vốn ủy thác qua các hội, đoàn thể như: Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ và Đoàn Thanh niên, hiện nay tổng dư nợ lên đến hơn 20 tỷ đồng, với hơn 790 hội viên, đoàn viên vay vốn. Riêng Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Phật tích, tổng dư nợ từ nguồn vốn trên đạt 7,9 tỷ đồng, cho hơn 280 hội viên vay thông qua 7 chương trình gồm: Hộ nghèo, cận nghèo, thoát nghèo, nước sạch vệ sinh môi trường, giải quyết việc làm và nhà ở cho hộ nghèo…

Từ nguồn vốn vay của NHCSXH nhiều hộ đầu tư đúng mục đích và phát huy hiệu quả
Từ nguồn vốn vay của NHCSXH, nhiều hộ đầu tư đúng mục đích và phát huy hiệu quả

Từ nguồn vốn trên, các chị em hội viên đã mạnh dạn đầu tư vào sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế trang trại. Thông qua hoạt động tín dụng từ Ngân hàng CSXH, đã giúp nhiều gia đình hội viên vươn lên thoát nghèo. Đến nay, tỷ lệ hội viên phụ nữ nghèo của xã Phật Tích chỉ còn 1,1% so với tổng số hội viên trên địa bàn xã.

Có thể thấy, nhìn lại hành trình 20 năm qua, vốn tín dụng chính sách đã về đến với tất cả các người nghèo, đối tượng chính sách của huyện Tiên Du, qua đó khẳng định vai trò, vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, góp phần thay đổi toàn bộ diện mạo và đời sống người dân trên địa bàn huyện.

Tin cùng chuyên mục
Tiếng nước mình...

Tiếng nước mình...

Buổi tối ở Lao Chải, gió bấc hun hút thổi. Trời đã chuyển lạnh tê tái. Sương đêm ập xuống, vây kín khắp các đỉnh núi, vạt nương. Bản làng cũng chìm trong biển sương mù. Sương trôi chầm chậm trên mặt đất, len lỏi những lối đi rồi tràn cả vào trong nhà làm ánh lửa bên các bếp thêm đượm...