Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Thúc đẩy ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Minh Nhật - 21:18, 10/10/2024

Hội thảo “Thúc đẩy ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi phía Bắc nhanh và bền vững” được Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức vào chiều ngày 9/10.

Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt phát biểu tại Hội thảo
Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt phát biểu tại Hội thảo

Đây là một trong những hoạt động trọng tâm, nằm trong chuỗi sự kiện của Hội nghị giao ban KH&CN vùng Trung du và miền núi phía Bắc lần thứ XIX năm 2024.

Phát biểu tại Hội thảo, Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt cho biết, vùng Trung du và miền núi phía Bắc là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước, có vai trò quyết định đối với môi trường sinh thái của cả vùng Bắc Bộ; có tiềm năng, lợi thế phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy điện, khai khoáng, du lịch và kinh tế cửa khẩu; có nhiều đồng bào các dân tộc cùng sinh sống gắn bó lâu dài với bản sắc văn hóa riêng, có truyền thống yêu nước, đoàn kết, kiên cường chống ngoại xâm; trên địa bàn có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, căn cứ cách mạng nổi tiếng.

Tuy nhiên, đây cũng là vùng còn gặp nhiều khó khăn nhất cả nước; liên kết vùng yếu, chưa mang dấu ấn riêng, chưa phát huy hết tiềm năng của vùng và lợi thế kinh tế cửa khẩu với nước bạn Lào và Trung Quốc. Khoảng cách về trình độ phát triển và thu nhập bình quân đầu người của vùng so với bình quân của cả nước tiếp tục gia tăng làm ảnh hưởng đến kết quả phát triển kinh tế - xã hội của cả vùng.

Bộ trưởng nhấn mạnh, giai đoạn 2022-2024, trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều thách thức, dưới sự lãnh đạo sát sao của Đảng, Nhà nước, sự điều hành quyết liệt của Chính phủ; tinh thần chủ động, sáng tạo của các bộ, ngành, địa phương và sự nhất quán trong quan điểm chỉ đạo của các địa phương, kinh tế trong vùng đã được phục hồi tích cực, nhiều chỉ tiêu tăng trưởng vượt kế hoạch đề ra. Trong kết quả, thành tựu chung đó có sự đóng góp tích cực của hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo các địa phương.

Toàn cảnh hội thảo
Toàn cảnh Hội thảo

Tại Hội thảo, các đại diện đến từ cơ quan quản lý, cơ quan nghiên cứu ở Trung ương và địa phương đã trao đổi đề ra các giải pháp thiết thực đối với từng địa phương, góp phần đưa Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 96/NQ-CP của Chính phủ, Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đi vào cuộc sống, tận dụng được các cơ hội phát triển, vượt qua thách thức, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả vùng.

Các tham luận tại Hội thảo đã tập trung vào các nhóm vấn đề: Giải pháp thúc đẩy liên kết vùng và nội vùng; xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tại vùng; cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo địa phương; phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; nâng cao tốc độ và chất lượng đổi mới công nghệ, thiết bị; đẩy mạnh hoạt động chuyển giao công nghệ; phát triển các sản phẩm chủ lực, đặc thù, có thế mạnh trong vùng: sản phẩm nông, lâm nghiệp; du lịch, các sản phẩm chế biến, chế tạo,…; đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Viện Nghiên cứu và phát triển vùng (Bộ Khoa học và Công nghệ) đề xuất một số giải pháp thúc đẩy ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật góp phần phát triển kinh tế - xã hội Vùng Trung du và miền núi phía Bắc nhanh và bền vững.

Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng Hoàng Xuân Ánh phát biểu tại hội hảo
Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng Hoàng Xuân Ánh phát biểu tại Hội thảo

Tại Hội thảo, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng Hoàng Xuân Ánh cho biết, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền tỉnh Cao Bằng đã tập trung chỉ đạo triển khai các chủ trương, chính sách, nhiệm vụ và giải pháp thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ và tiến bộ kỹ thuật vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần nâng cao năng suất, cải thiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Đến nay, tỉnh đã thực hiện 11 nhiệm vụ khoa học công nghệ với tổng kinh phí gần 80 tỷ đồng; phê duyệt mới 37 đề tài, nhiệm vụ, với tổng kinh phí gần 50 tỷ đồng; chuyển giao kết quả của 18 nhiệm vụ cho 61 đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh tiếp tục áp dụng, nhân rộng kết quả vào đời sống và thực tiễn công tác.

Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng cho biết, bên cạnh những điều kiện thuận lợi và kết quả đạt được, Cao Bằng và một số tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, biến đổi khí hậu. Trong 2 tháng qua, một số địa phương, trong đó có tỉnh Cao Bằng chịu thiệt hại nặng nề về người và tài sản do mưa lũ và hoàn lưu bão số 3.

Ông Hoàng Xuân Ánh đề nghị các cơ quan quản lý, nhà khoa học nghiên cứu các giải pháp ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật trong khảo sát, dự báo tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu, để từ đó đưa ra được các phương án ứng phó kịp thời, hiệu quả, hạn chế rủi ro thiên tai, tạo tiền đề cho sự phát triển nhanh và bền vững của các địa phương.


Tin cùng chuyên mục
Vĩnh Long: Phát huy vai trò của Người có uy tín trong vận động đồng bào DTTS thực hiện Chương trình MTQG 1719

Vĩnh Long: Phát huy vai trò của Người có uy tín trong vận động đồng bào DTTS thực hiện Chương trình MTQG 1719

Toàn tỉnh Vĩnh Long hiện có 46 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS. Thời gian qua, đội ngũ Người có uy tín đã phát huy vai trò tiên phong của mình trong việc vận động đồng bào DTTS tham gia thực hiện có hiệu quả các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719). Nhờ vậy, trong việc triển khai thực hiện các Chương trình MTQG luôn nhận được sự đồng thuận của đồng bào trong vùng thực hiện dự án, từ đó đời sống bà con ngày càng ấm no, diện mạo nông thôn cũng thay đổi tích cực.