Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Thời kỳ 4.0 - nhiều cơ hội truyền thông về việc làm

PV - 10:58, 12/09/2019

Với nhu cầu tuyển dụng của hơn 700 nghìn doanh nghiệp tại Việt Nam, cùng việc cần thiết phải định hướng hỗ trợ sinh viên có cơ hội việc làm như hiện nay, trong thời kỳ 4.0, nếu vấn đề truyền thông định hướng việc làm vẫn theo cách làm truyền thống, chúng ta sẽ gặp rất nhiều bất cập về thời gian, công sức, tính hiệu quả không cao.

Cần áp dụng những phương pháp truyền thông mới trong định hướng truyền thông việc làm cho thanh niên. Cần áp dụng những phương pháp truyền thông mới trong định hướng truyền thông việc làm cho thanh niên.

Hiện trạng tìm kiếm việc làm hiện nay

Theo số liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn, hiện nay những sinh viên đã tốt nghiệp kiếm được việc làm chủ yếu qua các nguồn sau: được các doanh nghiệp hỗ trợ, tuyển dụng trực tiếp tại trường; thông qua ngày hội việc làm cho sinh viên; các sàn giao dịch việc làm, trung tâm dịch vụ việc làm, trung tâm hỗ trợ sinh viên và quan hệ doanh nghiệp của trường đại học; các mạng thông tin việc làm như vietnamworks, linkedin; thông tin tuyển dụng của các doanh nghiệp đăng trên website, internet, báo đài...; được người thân giới thiệu; tìm việc bán thời gian từ khi còn đi học; tự khởi nghiệp.

Theo ThS. Nguyễn Hồng Anh, Giám đốc Trung tâm Phát triển Công nghệ giáo dục, Hiệp hội các Trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam, mặc dù những nguồn cung cấp việc làm trên khá phong phú, tuy nhiên, các nguồn đều đơn lẻ, mang tính độc lập, sự liên kết yếu ớt, gây ra vấn đề là thị trường lao động chậm cung ứng việc làm cho sinh viên, cũng như nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Việc bỏ sót các thông tin cần thiết để giúp sinh viên, học sinh có hành trang vào đời cũng gây ra những phí tổn không nhỏ.

Chính những điều này, khiến học sinh, sinh viên không được định hướng việc làm trước khi ra trường; khả năng thích nghi với thị trường lao động thấp; sinh viên tốt nghiệp chưa đáp ứng được với nhu cầu tuyển dụng, đặc biệt là vì thiếu kỹ năng lao động không chỉ vậy, nhiều sinh viên tốt nghiệp vẫn phải làm trái ngành, trái nghề dẫn đến không chuyên nghiệp và thu nhập thấp; Các doanh nghiệp phải bỏ thêm chi phí để đào tạo lại nhân lực để đảm bảo nhu cầu công việc...

Hiện nay, số lượng sinh viên trên cả nước đã lên tới con số khổng lồ, là khoảng 1,8 triệu, chúng ta cần có giải pháp thực thi để mang lại tính hiệu quả hơn trong truyền thông định hướng việc làm trong thời kỳ cách mạng 4.0 này. Đặc biệt là học sinh, sinh viên khu vực nông thôn, học sinh vùng DTTS, những đối tượng còn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận thông tin.

Ứng dụng 4.0 vào truyền thông

Theo báo cáo về thị trường ứng dụng di động tại Việt Nam của Appota, với lượng người tiêu dùng trẻ và thuộc tầng lớp trung lưu, tỷ lệ sở hữu điện thoại thông minh cao, lên tới 72%.

Việc sử dụng mạng xã hội sẽ giúp thanh niên dễ dàng tiếp cận với nhiều thông tin tuyển dụng nghề nghiệp. Việc sử dụng mạng xã hội sẽ giúp thanh niên dễ dàng tiếp cận với nhiều thông tin tuyển dụng nghề nghiệp.

Việc sử dụng điện thoại thông minh không chỉ là công cụ giao tiếp mà còn là công cụ làm việc chính thức của nhiều người. Do đó, xu hướng truyền thông việc làm cho sinh viên tận dụng những lợi thế của thời kỳ 4.0 là tất yếu, và truyền thông định hướng cũng không nằm ngoài xu hướng đó.

Thực tiễn cho thấy, hiện nay, đời sống của đồng bào dân tộc đang dần được nâng lên, nhiều gia đình đã có ti vi, điện thoại di động. Hầu hết các cơ quan báo chí từ Trung ương tới các địa phương đều có các ấn phẩm dành riêng cho đồng bào DTTS. Tuy nhiên, chúng ta cần phải sáng tạo hơn trong công tác truyền thông về định hướng việc làm cho thanh niên nông thôn, vùng đồng bào DTTS ngoài cách truyền thông trực tiếp.

Do đó, cần áp dụng những hình thức mới hiệu quả của công nghệ thông tin như: đào tạo thanh niên sử dụng internet, mạng xã hội, từ nguồn thư điện tử... trong truyền thông việc làm như vậy mới đem lại hiệu quả tốt nhất trong giải quyết việc làm.

HỒNG PHÚC