Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Thèm nước sạch giữa núi rừng Yên Bái

PV - 10:25, 01/04/2021

Người dân vùng cao Yên Bái vẫn còn nhiều nơi không được sử dụng nước sạch.

Người dân khao khát đủ nước sạch để sinh hoạt hàng ngày.
Người dân khao khát đủ nước sạch để sinh hoạt hàng ngày.

Từ nguồn vốn lồng ghép của các chương trình, dự án, những năm qua tỉnh Yên Bái đã được đầu tư, xây dựng nhiều công trình cấp nước sạch đến với đồng bào vùng cao.

Tuy vậy, ở một số bản làng vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh vẫn còn tình trạng khan hiếm, thiếu nước canh tác.

Qua phản ánh với PV, người dân cho rằng nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do các thủy điện nhỏ và vừa xây dựng trên các dòng suối khiến dòng chảy thay đổi, cạn kiệt nguồn nước.

Các thủy điện nhỏ và vừa được mọc lên như nấm trên các dòng suối lớn trên địa bàn huyện.
Các thủy điện nhỏ và vừa được mọc lên như nấm trên các dòng suối lớn trên địa bàn huyện.

Theo ghi nhận của PV, dọc tuyến đường tỉnh lộ 174 từ Nghĩa Lộ vào huyện Trạm Tấu xuất hiện nhiều thủy điện như thủy điện Nậm Đông 3, 4; Trậm Tấu; Hát Lừu... Có dòng suối đến 5 - 6 thủy điện vừa và nhỏ mọc lên.

Trao đổi với PV, ông Trần Văn Long, trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Trạm Tấu cho biết: "Một phần nguyên nhân dẫn đến tình trạng khan hiếm nước sạch trên địa bàn là do nhiều thủy điện được xây dựng tại các dòng suối khiến cho cạn kiệt nguồn nước".

Trên thực tế, huyện Trạm Tấu đã được đầu tư xây dựng nhà máy nước sạch để cung cấp cho người dân trên địa bàn.

Những con suối thì cạn khiến người dân phải lên núi bắt nước từ các mạch nước ngầm về dùng.
Những con suối thì cạn khiến người dân phải lên núi bắt nước từ các mạch nước ngầm về dùng.

Tuy vậy, nhà máy này chỉ đủ cung cấp cho "gần 80% hộ dân tại thị trấn Trạm Tấu chứ chưa đủ cung ứng cho các xã, bản, làng xa", một lãnh đạo Ban quản lý chợ và dịch vụ công cộng huyện Trạm Tấu chia sẻ.

Hiện tại, "nhà máy có công suất 1500m3/ngày, nhưng thực tế chỉ chạy chưa đến 1200m3/ngày vì không có người sử dụng", vị lãnh đạo này cho biết thêm

Có một thực tế trên địa bàn huyện Trạm Tấu, những gia đình có mạch nước ngầm đang độc quyền nguồn nước và bán lại cho những gia đình không có nước sinh hoạt với giá từ 300.000 - 1.000.000 đồng.

Giá nước của nhà máy bán cho người dân chỉ 5.000 đồng/khối nhưng do công suất nhỏ nên không đủ cung cấp cho toàn huyện.
Giá nước của nhà máy bán cho người dân chỉ 5.000 đồng/khối nhưng do công suất nhỏ nên không đủ cung cấp cho toàn huyện.

Ông Lò Văn Én, thôn Hát Hai, xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu bộc bạch: "Năm nay người dân còn có nước sinh hoạt chứ mùa khô năm ngoái còn mấy tuần không có nước".

"Người dân nơi đây chỉ mong có đủ nước để sinh hoạt hàng ngày mà không phải đi bắt nước ngầm về dùng". Ông Én cho biết thêm.

Ông Lò Văn Tiếp - Chủ tịch xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu cho hay: "Những năm gần đây thiên tai và biến đổi khí hậu dẫn đến nguồn nước từ các suối lớn bị thiếu hụt nghiêm trọng" .

Người dân phải tự đi mua ống và bắt nước từ các mạch ngầm về phục vụ sinh hoạt hàng ngày.
Người dân phải tự đi mua ống và bắt nước từ các mạch ngầm về phục vụ sinh hoạt hàng ngày.

Theo ông Tiếp, "chính quyền xã đã kiến nghị lên trên để xây dựng các điểm dự trữ nước sạch. Tuyên truyền người dân không chặt phá rừng đầu nguồn, đề nghị những gia đình có mạch nước ngầm không ép giá".

Một số hình ảnh PV  ghi nhận tại đây:

Thèm nước sạch giữa núi rừng Yên Bái 5
Những dòng suối thì cạn trơ đá do không có nước từ đầu nguồn.
Những dòng suối thì cạn trơ đá do không có nước từ đầu nguồn.
Mỗi lần đường nước hỏng người dân phải mất cả ngày để tìm nguyên nhân rồi vá tạm sử dụng.
Mỗi lần đường nước hỏng người dân phải mất cả ngày để tìm nguyên nhân rồi vá tạm sử dụng.
Họ mong muốn được xây dựng các bể chứa đến từng thôn, bản để không phải đi mua và tự bắt nước ngầm cách xa nhà hàng chục cây số như hiện nay.
Họ mong muốn được xây dựng các bể chứa đến từng thôn, bản để không phải đi mua và tự bắt nước ngầm cách xa nhà hàng chục cây số như hiện nay.