Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Thế giới có hơn 2,3 triệu ca nhiễm COVID-19 trong 24 giờ qua

PV - 10:00, 11/02/2022

Tính đến sáng 11/02/2022 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận có tổng cộng 405.968.850 ca nhiễm COVID-19, trong đó 5.806.454 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 2.315.749 ca nhiễm mới và 9.901 ca tử vong vì dịch bệnh.

Số ca mắc mới COVID-19 tại Indonesia đang gia tăng do sự lây lan nhanh chóng của biến thể Omicron. (Ảnh: Reuters)
Số ca mắc mới COVID-19 tại Indonesia đang gia tăng do sự lây lan nhanh chóng của biến thể Omicron. (Ảnh: Reuters)

Theo trang thống kê thống kê trực tuyến worldometers.info, châu Âu là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh, với 141.010.603 ca nhiễm, trong đó có 1.652.497 ca tử vong. Tiếp đến là châu Á với 106.612.839 ca nhiễm và 1.313.897 ca tử vong. Bắc Mỹ ghi nhận 92.548.771 ca nhiễm và 1.356.385 ca tử vong; Nam Mỹ có 51.465.845 ca nhiễm và 1.232.959 ca tử vong; châu Phi có 11.292.014 ca nhiễm bệnh và 243.832 ca tử vong. Châu Đại Dương ghi nhận 3.038.057 ca lây nhiễm và 6.869 ca tử vong.

Hết ngày 10/2, châu Âu ghi nhận 1.258.307 ca nhiễm mới COVID-19, trong đó 3.431 ca tử vong vì dịch bệnh. Pháp, Anh, Nga là các quốc gia dẫn đầu khu vực về số ca nhiễm COVID-19.

Theo thống kê từ Bộ Y tế Italy, đến nay 82,09% người dân nước này đã hoàn thành tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19, trong đó có tới 60,17% tiêm liều thứ 3. Tổng giám đốc Cơ quan Dược phẩm nước này (AIFA) Nicola Magrini khẳng định “sẽ không có liều thứ 4, mà hướng tới tiêm nhắc lại hàng năm vaccine ngừa COVID-19”.

Tại châu Á, trong 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận thêm 596.651 ca mắc và 1.826 trường hợp tử vong mới vì đại dịch. Ấn Độ hiện vẫn là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất vì COVID-19 trong khu vực và thứ 2 thế giới. Tính đến nay, quốc gia này ghi nhận 42.534.048 ca mắc COVID-19, trong đó 507.208 ca tử vong vì dịch bệnh.

Ấn Độ hiện đã nới lỏng quy định về nhập cảnh đối với du khách quốc tế, theo đó khách quốc tế đến nước này sẽ không phải cách ly bắt buộc tại nhà trong 7 ngày hoặc tiến hành xét nghiệm RT-PCR trong ngày thứ 8 sau khi đến Ấn Độ.

Theo hướng dẫn sửa đổi về đi lại quốc tế do Bộ Y tế mới công bố, có hiệu lực từ ngày 14/2 tới, Ấn Độ cũng xóa bỏ việc phân biệt những quốc gia “có nguy cơ” và các quốc gia khác, do đó sẽ không bắt buộc khách quốc tế từ những quốc gia "có nguy cơ" phải lấy mẫu xét nghiệm tại điểm đến và chờ cho đến khi nhận được kết quả. Hướng dẫn mới cũng cho phép nhập cảnh miễn cách ly đối với những khách quốc tế đã được tiêm phòng đầy đủ đến từ 82 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Tại Nhật Bản, tối 10/2, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định đưa tỉnh Kochi ở phía Tây nước này vào danh sách áp dụng các biện pháp phòng dịch trọng điểm từ ngày 12/2, nâng tổng số địa phương nằm trong danh sách này lên 36 tỉnh, thành, đồng thời gia hạn các biện pháp phòng dịch trọng điểm ở 13 tỉnh, thành tới ngày 6/3. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh chưa có dấu hiệu cho thấy dịch COVID-19 sẽ sớm lắng dịu ở Nhật Bản sau hơn 1 tháng áp dụng các biện pháp phòng dịch trọng điểm.

Tại Indonesia, hiện số ca mắc mới COVID-19 đang gia tăng tại nước này do sự lây lan nhanh chóng của biến thể Omicron. Giới chức y tế nước này khuyến cáo người dân cần thận trọng và cảnh giác, đặc biệt là những người cao tuổi, những người chưa tiêm phòng COVID-19 và trẻ em. Chính phủ Indonesia kêu gọi người dân tuân thủ các quy định phòng ngừa COVID-19, cụ thể là đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng và duy trì khoảng cách khi tiếp xúc. Chương trình tiêm phòng COVID-19 tại Indonesia cũng đang được đẩy mạnh để tạo miễn dịch cộng đồng.

Tại Bắc Mỹ, khu vực này ghi nhận có thêm 173.903 ca nhiễm COVID-19 mới và 2.659 ca tử vong vì dịch bệnh trong 24 giờ qua. Các nước chịu tác động nặng nề nhất bởi đại dịch tại khu vực bao gồm: Mỹ, Mexico, Canada, Cuba, Guatemala, Costa Rica, Panama…

Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi dịch bệnh tại châu lục trên toàn thế giới. Tính đến nay, nước này ghi nhận có 78.949.120 ca nhiễm COVID-19, trong đó 938.736 ca tử vong vì dịch bệnh. Trong 24 giờ qua, các quốc gia ghi nhận số ca nhiễm mới nhiều nhất khu vực gồm: Mỹ (130.436 ca); Mexico (24.898 ca); Canada (9.126 ca)…

Tại Nam Mỹ, các quốc gia Brazil, Argentina, Colombia, Peru, Chile… lần lượt đứng đầu khu vực vì mức độ ảnh hưởng của đại dịch COVID19. Brazil hiện vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bới dịch bệnh tại khu vực và thứ 3 thế giới. Tính đến nay, quốc gia này ghi nhận có 27.119.500 ca nhiễm, trong đó 636.017 ca tử vong vì COVID-19.

Tại châu Phi, tính đến nay, châu lục này ghi nhận thêm 15.790 ca nhiễm mới và 396 ca tử vong vì dịch bệnh trong ngày 10/2. Nam Phi tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh tại châu lục. Nước này ghi nhận có 3.634.811 ca nhiễm COVID-19, trong đó 96.705 ca tử vong vì dịch bệnh. Xếp sau Nam Phi về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 bao gồm, Morocco, Tunisia, Libya, Ethiopia, Ai Cập...

Châu Đại dương ghi nhận có thêm 27.733 ca nhiễm COVID-19 mới, trong đó 69 ca tử vong vì dịch bệnh trong 24 giờ qua. Australia, Fiji và French Polynesia vẫn đang dẫn đầu khu vực về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch. Trong 24 giờ qua, khu vực có 7 quốc gia ghi nhận có ca nhiễm mới COVID-19, bao gồm Australia (25.877 ca); Papua New Guinea (239 ca); New Caledonia (1.101 ca); New Zealand (334 ca); Palau (89 ca); Kiribati (62 ca); và Tonga (31 ca)./.