Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Thế giới có hơn 215 triệu ca mắc COVID-19

PV - 09:29, 27/08/2021

Theo trang thống kê trực tuyến worldometers.info, tính đến sáng ngày 27/8/2021 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận có tổng cộng 215.358.195 ca nhiễm COVID-19, trong đó 4.485.507 ca tử vong và 192.551.113 ca bình phục.

Malaysia ghi nhận số ca măc mới COVID-19 nhiều nhất khu vực ASEAN trong 24 giờ qua. (Ảnh: Reuters)
Malaysia ghi nhận số ca măc mới COVID-19 nhiều nhất khu vực ASEAN trong 24 giờ qua. (Ảnh: Reuters)

Trong 24 giờ qua, thế giới có thêm 637.353 ca mắc và 9.788 ca tử vong mới vì đại dịch. Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi dịch bệnh trên toàn thế giới. Tính đến nay, nước này ghi nhận có 39.294.204 ca nhiễm COVID-19, trong đó 650.881 ca tử vong vì dịch bệnh. Trong 24 giờ qua, các nước ghi nhận số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 nhiều nhất thế giới là: Mỹ (122.597 ca); Ấn Độ (44.558 ca); Anh (38.281 ca); Iran (36.758 ca); Brazil (31.024 ca); Malaysia (24.599 ca)…Các quốc gia ghi nhận số ca tử vong vì COVID-19 cao nhất trong ngày gồm: Mỹ (1.046 ca); Mexico (986 ca); Indonesia (889 ca); Brazil (835 ca); Nga (820 ca); Iran (694 ca); Malaysia (393 ca)…

Tại châu Âu, hiện tại châu lục này ghi nhận 54.740.671 ca mắc COVID-19, trong đó 1.166.025 ca tử vong. Hết ngày 26/8, châu lục này ghi nhận đã có thêm 139.587 ca nhiễm mới và 1.561 ca tử vong vì COVID-19. Trong 24 giờ qua, Anh là quốc gia ghi nhận nhiều ca nhiễm mới COVID-19 nhất tại châu lục, với 38.281 ca, trong đó 140 ca tử vong. Pháp ghi nhận số ca lây nhiễm mới nhiều thứ 2 trong khu vực, với 19.683 ca. Tuy nhiên, trong 24 giờ qua, Nga lại là quốc gia có số ca tử vong nhiều nhất vì COVID-19 tại châu lục, với 820 ca. Quốc gia này hiện nay cũng đang dẫn đầu châu Âu về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Tính đến nay, Nga ghi nhận có 6.824.540 ca nhiễm COVID-19.

Châu Á hiện vẫn đang là tâm dịch COVID-19 trên toàn thế giới. Tính đến nay, châu lục này đã có tổng cộng 68.862.279 ca nhiễm và 1.015.600 ca tử vong vì COVID-19 tính đến thời điểm hiện tại. Trong 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận thêm 271.526 ca mắc và 4.329 trường hợp tử vong mới. Riêng tại châu Á có 64.129.162 ca được điều trị khỏi; 262.772 ca đang được điều trị tích cực và chỉ còn 41.334 ca bệnh nặng.

Ấn Độ hiện vẫn là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất vì COVID-19 trong khu vực. Ngày 26/8, Bộ Y tế Ấn Độ thông báo đã ghi nhận thêm 44.558 ca mắc mới và 493 ca tử vong do dịch COVID-19 trong ngày, đưa tổng số bệnh nhân và số trường hợp mắc và không qua khỏi do dịch bệnh nguy hiểm này lên lần lượt là 32.602.325 ca và 436.889 ca. Các quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Indonesia, Philippines… lần lượt xếp sau Ấn Độ về mức độ bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 tại châu Á.

Tại Bắc Mỹ, khu vực này ghi nhận có 47.122.146 ca nhiễm COVID-19, trong đó 983.551 ca tử vong vì dịch bệnh. Các nước chịu tác động nặng nề nhất bởi đại dịch bao gồm: Mỹ, Mexico, Canada, Cuba, Panama, Costa Rica… Hiện, Mexico là quốc gia đứng thứ 2 về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 tại châu lục. Tuy nhiên, quốc gia này cũng là một trong những nước dẫn đầu thế giới về tỷ lệ tử vong vì dịch bệnh trong ngày. Trong 24 giờ qua, quốc gia này ghi nhận 986 ca tử vong, trong đó 21.250 ca mắc mới.

Tại Nam Mỹ, khu vực này hiện đã có 36.755.634 ca, trong đó 1.125.409 ca tử vong vì đại dịch. Các quốc gia Brazil, Argentina, Colombia, Peru, Chile… lần lượt đứng đầu khu vực vì mức độ ảnh hưởng của đại dịch COVID19. Brazil hiện vẫn đứng đầu khu vực và thứ 3 thế giới về ảnh hưởng của đại dịch. Tính đến nay, quốc gia này ghi nhận có 20.676.561 ca nhiễm, trong đó 577.565 ca tử vong vì COVID-19.

Tại châu Đại dương, các quốc gia thuộc khu vực này hiện ghi nhận 154.865 ca nhiễm và 2.036 ca tử vong vì đại dịch COVID-19. Australia, Fiji, French Polynesia, Papua New Guinea… là các quốc gia chịu ảnh hưởng nhất bởi đại dịch tại châu lục. Tính đến thời điểm hiện tại, Australia ghi nhận đã có 47.840 ca nhiễm, trong đó 986 ca tử vong. Ngày 26/8, nước này ghi nhận thêm 1.112 ca mắc mới và 3 ca tử vong mới vì dịch bệnh.

Tại châu Phi, tính đến nay, châu lục này ghi nhận 7,721,879 ca nhiễm, trong đó 192.871 ca tử vong vì dịch bệnh. Nam Phi tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh. Nước này ghi nhận có 2.734.973 ca nhiễm COVID-19, trong đó 80.826 ca tử vong vì dịch bệnh. Xếp sau Nam Phi về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 bao gồm, Morocco, Tunisia, Libya, Ethiopia, Ai Cập...

Tại ASEAN, tính đến nay, toàn khối ASEAN ghi nhận có tổng cộng 9.668.262 người mắc COVID-19, trong đó 214.805 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, Hiệp hội ASEAN có thêm 89.024 ca mắc COVID-19 và 1.759 ca tử vong vì dịch bệnh.

Trong ngày 26/8, khu vực ASEAN tiếp tục là nơi ghi nhận nhiều ca mắc COVID-19. Quốc gia ghi nhận nhiều ca mắc nhất tiếp tục là Malaysia với 24.599 ca. Tổng số ca mắc tại quốc gia này đã là 1.640.843 ca. Malaysia cũng ghi nhận 393 ca tử vong mới, nâng tổng số ca tử vong lên 15.211 người. Đứng số 2 ASEAN về ca mắc hàng ngày là Thái Lan với 18.501 ca. Tính đến nay, Thái Lan đã ghi nhận tổng cộng 1.120.869 ca mắc COVID-19. Số ca mắc ở Thái Lan đang có xu hướng giảm dần sau khi đã qua đỉnh dịch. Indonesia đứng thứ 3 ASEAN về ca mắc trong ngày 26/8 với 16.889 ca, nâng tổng số ca từ đầu dịch lên 4.043.736 ca.

Tiếp đó là Philippines với 16.313 ca mắc, Việt Nam với 11.575 ca, Campuchia với 423 ca, Timor-Leste với 307 ca, Lào với 195 ca, Singapore với 116 ca và Brunei với 106 ca. Cũng trong ngày 26/8, có 8 quốc gia ghi nhận số ca tử vong mới gồm: Indonesia (889 ca), Malaysia (393 ca), Philippines (236 ca), Thái Lan (229 ca), Campuchia (6 ca), Lào (1 ca) và Brunei (1 ca).

Trong 24 giờ qua, Malaysia ghi nhận kỷ lục mới về số ca mắc COVID-19 trên toàn quốc. Cụ thể, theo Bộ Y tế Malaysia, bộ này đã ghi nhận 24.599 ca mắc mới COVID-19, mức cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát ở nước này. Cùng ngày, Bộ Y tế Malaysia cho biết việc tiêm mũi vaccine tăng cường (mũi 3) cho những người đã hoàn thành tiêm chủng ngừa bệnh COVID-19 không có tác dụng kiểm soát sự lây lan của biến thể Delta nếu toàn bộ người dân chưa tiêm chủng đầy đủ. Trong một phát biểu, Tổng Thư ký Bộ Y tế Malaysia Noor Hisham Abdullah nêu rõ, thay vì bàn tới việc tiêm mũi tăng cường cho những người đã hoàn thành tiêm chủng, thì nên tập trung vào việc tiêm chủng đầy đủ cho tất cả người dân. Tính đến nay, Malaysia đã tiêm ít nhất một mũi vaccine ngừa COVID-19 cho khoảng 57,5% dân số nước này./.