Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Thế giới có gần 93 triệu ca nhiễm COVID-19 đã phục hồi

PV - 14:07, 08/03/2021

Theo trang thống kê trực tuyến worldometers.info, tính đến sáng ngày 8/3/2021 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận có tổng cộng 117.406.009 ca nhiễm COVID-19, trong đó 2.604.285 ca tử vong và 92.856.872 ca bình phục. Trong 24 giờ qua, thế giới có thêm 337.214 ca mắc và 5.028 ca tử vong mới vì đại dịch.

Giới chức thành phố Berlin, Đức thông báo bắt đầu từ 8/3, người dân thủ đô có thể được xét nghiệm COVID-19 miễn phí tại các địa điểm đã được bố trí. (Ảnh: CNN)
Giới chức thành phố Berlin, Đức thông báo bắt đầu từ 8/3, người dân thủ đô có thể được xét nghiệm COVID-19 miễn phí tại các địa điểm đã được bố trí. (Ảnh: CNN)

Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi dịch bệnh trên toàn thế giới. Tính đến nay, nước này ghi nhận có 29.687.854 ca nhiễm COVID-19, trong đó 537.738 ca tử vong vì dịch bệnh. 

Trong 24 giờ qua, các nước ghi nhận số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 nhiều nhất thế giới là Brazil (80.024 ca); Mỹ (33.571 ca); Pháp (21.825 ca); Italy (20.765 ca); Ấn Độ (18.691 ca); Ba Lan (13.574 ca)… Các quốc gia ghi nhận số ca tử vong vì COVID-19 cao nhất trong ngày gồm: Brazil (965 ca); Mexico (779 ca); Mỹ (616 ca); Nga (368 ca); Italy (207 ca)…

Tại châu Âu, số người nhiễm COVID-19 hiện tại là 35.116.583 người, với 834.947 ca tử vong. Hết ngày 7/3, châu lục này ghi nhận đã có thêm 123.416 ca nhiễm mới và 1.679 ca tử vong vì COVID-19. Nga hiện là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì COVID-19 tại châu Âu. Hiện Nga ghi nhận đã có 4.322.776 ca mắc COVID-19 và 89.094 ca tử vong vì dịch bệnh. Ngày 7/3, nước này có thêm 10.595 ca nhiễm mới và 368 ca tử vong mới vì dịch bệnh.

Châu Á đã có tổng cộng 25.549.100 ca nhiễm và 404.161 ca tử vong vì COVID-19 tính đến thời điểm hiện tại. Trong 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận thêm 77.722 ca mắc và 722 trường hợp tử vong mới. Riêng tại châu Á, có 23.967.398 ca được điều trị khỏi; 1.177.541 ca đang được điều trị tích cực và chỉ còn 22.241 ca bệnh nặng.

Ấn Độ hiện vẫn là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất vì COVID-19 trong khu vực. Ngày 7/3, Bộ Y tế và Phúc lợi Gia đình Ấn Độ thông báo đã ghi nhận thêm 18.691 ca mắc mới và 99 ca tử vong do dịch COVID-19 trong ngày, đưa tổng số bệnh nhân và số trường hợp mắc và không qua khỏi do dịch bệnh nguy hiểm này lên lần lượt là 11.229.271 ca và 157.890 ca. 

 Các quốc gia xếp sau Ấn Độ về mức độ ảnh hưởng do dịch bệnh là Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Indonesia. Trong đó, Thổ Nhĩ Kỳ ghi nhận đã có hơn 2,7 triệu ca nhiễm; Iran có hơn 1,6 triệu ca và Indonesia cũng ghi nhận hơn 1,3 triệu ca nhiễm COVID-19.

Tại ASEAN, trong 24 giờ qua, khu vực này có thêm 10.911 ca mắc mới và 166 ca tử vong vì COVID-19. Tính đến nay, toàn khối ASEAN ghi nhận có tổng cộng 2.519.817 người mắc COVID-19, trong đó 54.303 ca tử vong.

Indonesia vẫn đang là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì COVID-19 trong khu vực. Bộ Y tế Indonesia ngày 7/3 cho biết, trong 24 giờ qua nước này ghi nhận thêm 3.276 ca mắc mới COVID-19 và 112 ca tử vong. Theo đó, tổng số ca mắc tại nước này tăng lên 1.379.662 ca, bao gồm 37.266 ca tử vong.

Tại Campuchia, thêm nhiều địa phương tại quốc gia này đang đối mặt với nguy cơ bùng phát dịch COVID-19 sau khi “Sự cố lây nhiễm cộng đồng ngày 20/2” ở thủ đô Phnom Penh chính thức lan ra 5 tỉnh Preah Sihanouk, Kandal, Svay Rieng, Kampong Thom và Prey Veng. Bộ Y tế Campuchia ngày 7/3 cho biết tình hình lây nhiễm tại thành phố Sihanoukville (tỉnh Preah Sihanouk) được cho là nghiêm trọng nhất với 110 trường hợp lây nhiễm (15 ca mới phát hiện). 

Từ đêm 3/3, chính quyền thành phố Sihanoukville đã chính thức ban bố lệnh phong tỏa, hạn chế ra vào thành phố này, ngoại trừ các phương tiện chuyên chở hàng hóa, cứu thương và những hoạt động liên quan đến an ninh trật tự. Hiện đã có thêm 35 địa điểm công cộng và cơ sở lưu trú tại Sihanoukville bị phong tỏa do liên quan đến các ca lây nhiễm COVID-19 cộng đồng.

Khu vực Bắc Mỹ ghi nhận thêm 42.641 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc lên 34.082.216 ca, tổng số người tử vong là 777.190 người. Số ca phục hồi ở khu vực này là 23.964.170 trường hợp. Sau Mỹ, Mexico là quốc gia chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nhiều thứ 2 lại khu vực này, với 2.125.866 ca nhiễm và 190.357 ca tử vong.

Khu vực Nam Mỹ có tổng cộng 18.614.859 ca nhiễm; 481.076 ca tử vong và 16.699.812 ca phục hồi. Brazil vẫn tiếp tục dẫn đầu khu vực và thứ 3 thế giới về mức độ ảnh hưởng do COVID-19. Tính đến nay, tổng số ca bệnh ở Brazil đã lên tới 11.019.344 ca nhiễm, trong đó 265.411 ca tử vong.

Tại châu Đại Dương, trong 24 giờ qua, Australia; New Zealand; Papua New Guinea và New Caledonia là các quốc gia ghi nhận có ca mắc mới COVID-19. Hiện, Ausralia đang dẫn đầu châu lục vì số ca lây nhiễm và tử vong vì COVID-19. 

Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận đã có thêm 7 trường hợp mắc mới, nâng tổng số ca nhiễm vì dịch bệnh tại nước này lên tới 29.037 ca. Hiện, Australia ghi nhận có 909 trường hợp tử vong vì COVID-19. New Zealand, Papua New Guinea và New Caledonia lần lượt ghi nhận thêm 1, 54 và 9 ca nhiễm mới COVID-19 trong 24 giờ qua.

Tại châu Phi, tính đến nay, châu lục này có tổng cộng 3.990.885 ca mắc COVID-19, trong đó 105.803 ca tử vong. Trong đó, những nước chịu tác động mạnh nhất về số ca nhiễm tại châu lục này gồm, Nam Phi, Maroc, Tunisia, Ai Cập và Ethiopia. Nam Phi hiện vẫn dẫn đầu châu lục về số ca lây nhiễm virus SARS-CoV-2, với 1.521.068 trường hợp, trong đó 50.678 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận có thêm 862 ca mắc mới COVID-19 và 31 ca tử vong vì đại dịch.

Liên quan đến chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19. Ngày 7/3 giới chức thành phố Berlin thông báo bắt đầu từ 8/3, người dân thủ đô có thể được xét nghiệm COVID-19 miễn phí tại các địa điểm đã được bố trí. Theo đó, tất cả người dân Berlin có thể được xét nghiệm nhanh 1 lần/1 tuần và nhận được xác nhận cho việc xét nghiệm. Theo kế hoạch, Berlin sẽ tổ chức 12 điểm xét nghiệm tại 12 quận, thời gian mở cửa từ 9h – 17h hàng ngày.

Cùng ngày, Trung Quốc thông báo nước này có kế hoạch thành lập các địa điểm tiêm vaccine phòng COVID-19 để tiêm vaccine cho công dân Trung Quốc ở nước ngoài, và cũng sẵn sàng làm việc với Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) để giúp cung cấp vaccine cho các vận động viên tham dự. Vaccine do các hãng dược phẩm Trung Quốc sản xuất, đã được cung cấp tới một vài nước, trong đó có Brazil, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE)./.

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Đánh giá kết quả triển khai thực hiện Dự án 8

Đăk Hà (Kon Tum): Đánh giá kết quả triển khai thực hiện Dự án 8

Ngày 30/12, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả triển khai thực hiện Dự án 8 năm 2024, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719).