Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Thanh Hóa: Các địa phương miền núi làm tốt công tác phát triển Đảng

Quỳnh Chi - 21:55, 30/03/2020

Những năm qua, tại các huyện miền núi Thanh Hóa, công tác phát triển đảng viên được chú trọng triển khai; một số cấp ủy đảng đã có những giải pháp, xây dựng kế hoạch tạo nguồn hiệu quả.

Từ các phong trào thi đua yêu nước, phát hiện những nhân tố tích cực, điển hình tiên tiến, lựa chọn giới thiệu với chi bộ, đảng bộ để bồi dưỡng kết nạp vào Đảng. (Trong ảnh: Đoàn viên thanh niên ở huyện Quan Sơn chuẩn bị thực hiện các hoạt động giúp dân).
Từ các phong trào thi đua yêu nước, phát hiện những nhân tố tích cực, điển hình tiên tiến, lựa chọn giới thiệu với chi bộ, đảng bộ để bồi dưỡng kết nạp vào Đảng. (Trong ảnh: Đoàn viên thanh niên ở huyện Quan Sơn chuẩn bị thực hiện các hoạt động giúp dân)

Đảng bộ xã biên giới Bát Mọt được xem là điểm sáng trong công tác phát triển đảng viên của huyện Thường Xuân. Nhiều năm nay, chỉ tiêu kết nạp đảng viên mới của xã đều đạt và vượt kế hoạch.

Theo ông Lang Thanh Doãn, Bí thư Đảng ủy xã Bát Mọt, hiện toàn đảng bộ xã có 13 chi bộ, với 320 đảng viên đang sinh hoạt. Trong đó, số lượng đảng viên người DTTS chiếm hơn 80%. Chất lượng đảng viên mới ngày càng được nâng cao, đủ năng lực lãnh đạo, thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở địa phương.

Cũng như xã Bát Mọt, hầu hết các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc Đảng bộ huyện Thường Xuân đặc biệt quan tâm công tác phát triển đảng viên, nhất là đảng viên người DTTS. Với những giải pháp sát, đúng với tình hình thực tế ở cơ sở, từ năm 2014 đến nay, Đảng bộ huyện Thường Xuân đã kết nạp được 681 đảng viên mới, trong đó, có 322 đảng viên là người DTTS.

Hiện nay, Đảng bộ huyện có 43 tổ chức cơ sở đảng, với 5.169 đảng viên. Trong đó, có 2.483 đảng viên là người DTTS, chiếm tỷ lệ 48,03%, đang sinh hoạt tại 239 chi bộ.

Tương tự như ở huyện Quan Sơn, ông Chu Đình Trọng, Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy, cho biết: Hằng năm, Huyện ủy Quan Sơn chỉ đạo các tổ chức cơ sở đảng xây dựng kế hoạch tạo nguồn, bồi dưỡng phát triển đảng viên. Trong đó, chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên, hội viên, nhất là đối tượng đoàn viên, thanh niên; giao nhiệm vụ cho các tổ chức, đoàn thể nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, hội viên để kịp thời phát hiện những quần chúng ưu tú, tạo điều kiện giúp họ phấn đấu đứng vào hàng ngũ của Đảng.

Đồng thời, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, qua đó phát hiện những nhân tố tích cực, điển hình tiên tiến, lựa chọn giới thiệu với chi bộ, đảng bộ để bồi dưỡng kết nạp vào Đảng. Với cách làm trên, hằng năm, Đảng bộ huyện Quan Sơn đều kết nạp Đảng đạt và vượt chỉ tiêu đề ra. Số đảng viên mới kết nạp đều bảo đảm đúng tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định.

Theo đánh giá của Tỉnh ủy Thanh Hóa, nhìn chung công tác phát triển đảng viên ở các địa phương miền núi thời gian qua đều đạt và vượt chỉ tiêu đề ra. Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số cấp ủy cơ sở đối diện với những khó khăn nhất định, nhất là sự thiếu hụt nguồn phát triển đảng.

Ông Lê Khắc Công, Phó Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Như Xuân, chia sẻ: Thời gian qua, số đoàn viên, thanh niên trên địa bàn đi làm ăn xa ngày càng tăng; nguồn kết nạp đảng viên ngày càng giảm, tuổi đời đảng viên cao, có chi bộ cơ sở nhiều năm liền không kết nạp được đảng viên, một số có nguy cơ trở lại tình trạng sinh hoạt ghép, hoặc trắng chi bộ diễn ra.

Theo ông Công, giải pháp trước mắt của địa phương là tuyên truyền, vận động, xây dựng các phong trào để thu hút đoàn viên, thanh niên, tạo điều kiện tốt nhất cho lớp trẻ trưởng thành qua hoạt động thực tiễn để phát hiện bồi dưỡng nguồn kết nạp Đảng. Tuy nhiên, về lâu dài, nếu như giải quyết được việc làm ngay tại địa phương, giữ được lực lượng trẻ ở lại quê nhà, thì công tác phát triển đảng viên mới có thể cải thiện được.