Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

“Tháng Ba - Màu xanh tôi yêu” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Kim Anh - 19:41, 01/03/2022

Từ ngày 1 - 31/3, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ diễn ra các hoạt động với chủ đề “Màu xanh tôi yêu”.

Đồng bào Tà Ôi tái hiện lễ mừng lúa mới tại “Ngôi nhà chung”
Đồng bào Tà Ôi tái hiện lễ mừng lúa mới tại “Ngôi nhà chung”

Các hoạt động văn hóa hướng đến ngày kỷ niệm: Quốc tế phụ nữ 8/3, Quốc tế hạnh phúc 20/3, thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 26/3.

Các hoạt động có sự tham gia của gần 100 đồng bào của 13 dân tộc (Nùng, Tày, Dao, Mông, Mường, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Cơ Tu, Ê Đê, Khmer) ở 11 địa phương, với các điểm nhấn của các địa phương có đồng bào hoạt động hằng ngày (Thái Nguyên, Hà Nội, Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Sóc Trăng).

Nhóm các hoạt động điểm nhấn với chương trình “Ngày hội thanh niên với văn hóa truyền thống” với các tiết mục: Tái hiện lễ hội sum họp cộng đồng của dân tộc Mnông tỉnh Đắk Nông; Giới thiệu, trình diễn cồng chiêng của các bạn trẻ Tây Nguyên tại “Ngôi nhà chung”. Bên cạnh đó là Ngày hội của thanh niên gặp gỡ giao lưu, chia sẻ về văn hóa truyền thống; giao lưu văn hóa văn nghệ, tổ chức thi nấu ăn các món dân tộc, thi đánh chiêng, trò chơi dân gian truyền thống; giao lưu ca nhạc Thanh niên với tình yêu biển đảo quê hương tại “Ngôi nhà chung”.

Tái hiện nghi thức cúng vợt sợi bông của dân tộc Ba Na
Tái hiện nghi thức cúng vợt sợi bông của dân tộc Ba Na

Chương trình dân ca, dân vũ “Tháng Ba Tây Nguyên” ca, múa các bài về mùa xuân dân tộc, ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa, con người Tây Nguyên khi tháng 3 về, âm hưởng rộn rã của các nhạc cụ Tây Nguyên, các ca khúc về Tây Nguyên với một sức sống mới, niềm cảm hứng mới. "Tháng Ba Tây Nguyên" tại Làng với sắc màu của đồng bào dân tộc Tây Nguyên còn có sắc hoa cà phê trắng muốt, hình ảnh của những cây Pơ Lang vươn mình trong nắng tháng Ba.

Vào các dịp cuối tuần, tại không gian các Làng sẽ diễn ra hoạt động của các nhóm nghệ nhân đang hoạt động hằng ngày, các trò chơi dân gian truyền thống như: Đánh yến, ném còn, kéo co, đi cà kheo...; giới thiệu văn hóa ẩm thực đặc sắc của đồng bào các dân tộc và các hoạt động khác như:  Hái chè, dệt vải, chế tác nhạc cụ, đan lát đồ thủ công, nấu rượu, làm thuốc, rèn, truyền dạy nhạc cụ dân gian… Trong đó ưu tiên các hoạt động giới thiệu về người phụ nữ, về hạnh phúc gia đình của đồng bào dân tộc và về thế hệ trẻ, các hoạt động giao lưu, trải nghiệm của các nhóm đoàn thanh niên, sinh viên, học sinh.

Phụ nữ dân tộc Mông (Hà Giang) bên khung dệt
Phụ nữ dân tộc Mông (Hà Giang) bên khung dệt

Bên cạnh đó là các hoạt động hằng ngày, cuối tuần, hội Xuân, chương trình du lịch homestay, trải nghiệm ẩm thực, trò chơi dân gian... nhằm giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào, cùng các hoạt động trải nghiệm tại “Ngôi nhà chung”.

Theo Ban tổ chức, nếu đến thời điểm tổ chức các hoạt động tháng 3/2022, dịch Covid-19 trên địa bàn Hà Nội cơ bản được kiểm soát, các hoạt động sẽ được tổ chức theo phương án “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, thực hiện đầy đủ các nội dung hoạt động theo kế hoạch, tăng cường các hoạt động điểm nhấn thu hút khách du lịch.

Tin cùng chuyên mục
Tiếng nước mình...

Tiếng nước mình...

Buổi tối ở Lao Chải, gió bấc hun hút thổi. Trời đã chuyển lạnh tê tái. Sương đêm ập xuống, vây kín khắp các đỉnh núi, vạt nương. Bản làng cũng chìm trong biển sương mù. Sương trôi chầm chậm trên mặt đất, len lỏi những lối đi rồi tràn cả vào trong nhà làm ánh lửa bên các bếp thêm đượm...