Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Thăm "đỉnh núi hạnh phúc"

Vàng Ni - Lê Vượng - 07:35, 17/02/2024

Nằm ở độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển, xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, nằm trên một đỉnh núi với khoảng 5.000 nhân khẩu, trong đó 98% là người dân tộc Mông. Từ lâu, Suối Giàng đã nổi tiếng với quần thể cây trà Shan tuyết cổ thụ, bên cạnh đó là câu chuyện về một "đỉnh núi hạnh phúc".

Nỗ lực vươn lên thoát nghèo

Suối Giàng là một xã nghèo đặc biệt khó khăn, tọa lạc tại huyện Văn Chấn. Vài năm trước đây tỷ lệ hộ nghèo của xã vẫn là hơn 40%. Tuy nhiên, nhờ vào sự chú trọng đầu tư từ Nhà nước thông qua các chương trình và dự án chính sách dân tộc, cùng với tinh thần đoàn kết và nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân địa phương, đến năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống còn dưới 29%. Dự kiến vào năm 2024, xã Suối Giàng sẽ tiếp tục giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức chỉ còn dưới 16% theo tiêu chí mới được đề ra. Trong khi đó, thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 37 triệu đồng năm 2023.

Suối Giàng là một xã nghèo đặc biệt khó khăn tọa lạc tại huyện Văn Chấn, vài năm trước đây tỷ lệ hộ nghèo của xã là hơn 40%. Tuy nhiên, nhờ vào sự chú trọng đầu tư từ Nhà nước thông qua các chương trình và dự án chính sách dân tộc, cùng với tinh thần đoàn kết và nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân, đến năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống còn 29%. Dự kiến vào năm 2023, xã Suối Giàng sẽ tiếp tục giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức chỉ còn 16% theo tiêu chí mới được đề ra. Trong khi đó, thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 37 triệu đồng năm 2023.
Góc chụp tại thôn Pang Cáng, xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái
Đường tới Trung tâm xã Suối Giàng vào mỗi mùa, du khách sẽ được trải nghiệm những sắc hoa khác nhau, từ hoa đào, hoa dã quỳ, hoa cải,...
Đường tới Trung tâm xã Suối Giàng vào mỗi mùa, du khách sẽ được trải nghiệm những sắc hoa khác nhau, từ hoa đào, hoa dã quỳ, hoa cải...
Với địa hình núi dốc, đồng bào Dân tộc Mông nơi đây đã tận dụng những vị trí phù hợp để canh tác lúa nước bên cạnh sinh kế chính là thu hái và sản xuất trà
Với địa hình núi dốc, đồng bào dân tộc Mông nơi đây đã tận dụng những vị trí phù hợp để canh tác lúa nước bên cạnh sinh kế chính là thu hái và sản xuất trà
Vào mùa Xuân khi lên với Suối Giàng, bên cạnh việc ngắm những vườn cây trà du khách còn được ngắm vườn hoa đào khoe sắc
Vào mùa Xuân, khi lên với Suối Giàng, bên cạnh việc ngắm những vườn cây trà, du khách còn được ngắm vườn hoa đào khoe sắc

Mùa Xuân là thời điểm đặc biệt tại Suối Giàng, khi cái lạnh nhẹ nhàng nhưng đủ để níu chân du khách đến ngồi bên bếp lửa, nhâm nhi thưởng thức ly trà Shan tuyết cổ thụ. Mùa Xuân cũng là thời điểm người dân tổ chức lễ cúng, nhằm tôn vinh Cây chè tổ Suối Giàng, đồng thời tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ và ẩm thực để tôn vinh nét văn hóa độc đáo của đồng bào Mông với truyền thống yêu lao động sản xuất. 

Ghé thăm đỉnh núi hạnh phúc 3

Đáng chú ý, xã Suối Giàng đã hoàn thành 12/19 tiêu chí nông thôn mới, cho thấy sự phấn đấu không ngừng của cộng đồng địa phương. Với quyết tâm cao, Suối Giàng hướng đến mục tiêu trở thành xã nông thôn mới gắn liền với phát triển du lịch vào năm 2025.

Sự phát triển du lịch được coi là một khởi đầu mới, mở ra nhiều cơ hội để xóa bỏ đói nghèo và cải thiện đời sống của cư dân địa phương. Việc đạt được mục tiêu này, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững của xã Suối Giàng, mang lại hy vọng và khích lệ cho cộng đồng trong hành trình xây dựng một tương lai tươi sáng và thịnh vượng.

Mô hình giáo dục kết hợp với du lịch cộng đồng

Hơn 2 năm qua, người dân bản Pang Cáng, xã Suối Giàng đã quá thân thuộc với hình ảnh “bà giáo Liên” trong bộ trang phục truyền thống của người Mông, lưng đeo “lu cở” (gùi), tay cầm máy tính đến lớp. Nằm giữa lưng chừng mây, ở độ cao gần 1.400m, mỗi tối thứ Sáu, thứ Bảy hằng tuần, lớp học của “bà giáo Liên” lại sáng đèn. Tiếng đọc bài, tiếng giảng dạy của cô trò tạo thành thanh âm rộn rã cả một vùng.

Lớp học của cô Tú Liên dạy ba thứ tiếng: tiếng Anh, tiếng Mông và tiếng phổ thông. Bên cạnh đó, các em học sinh còn được cô dạy kỹ năng sống và tìm hiểu những giá trị văn hoá truyền thống bản địa. Đặc biệt, lớp học ấy hoàn toàn miễn phí.
Lớp học của cô Tú Liên dạy ba thứ tiếng: Tiếng Anh, tiếng Mông và tiếng phổ thông. Bên cạnh đó, các em học sinh còn được cô dạy kỹ năng sống và tìm hiểu những giá trị văn hóa truyền thống địa phương. Đặc biệt, lớp học ấy hoàn toàn miễn phí

Cô Liên đứng ở cổng nhà, đón các em. Như thường lệ, học sinh của cô sẽ chào “Hello Teacher!” (Chào cô giáo) hoặc “Good Morning Grandma!” (Chào bà) thay vì chào bằng tiếng Việt. Thói quen này được cô Liên rèn cho các em từ những ngày đầu để các em có phản xạ dùng Tiếng Anh tốt hơn.

Cô giáo Chu Thị Tú Liên hiện đang là Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Hoàng Văn Thụ, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái
Cô giáo Chu Thị Tú Liên hiện đang là Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Hoàng Văn Thụ, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái

Lớp học gồm các em từ 9 đến 13 tuổi. Dù là ngày Tết nhưng nhận được thông báo mở lớp học, hầu hết các em đều tới lớp. Cô giáo kết nối máy tính vào chiếc màn hình lớn, tìm giáo án bài giảng hôm nay. 

Những đứa trẻ trong lớp chia nhau trải chiếu, lấy bàn và đồ dùng học tập. Chỉ vài phút, lớp học đã ổn định. Như thường lệ, buổi học bắt đầu bằng màn múa hát, khuấy động không khí. 

Các em nhảy múa trên nền nhạc "Family Song" (bài hát gia đình), vừa vận động cơ thể, vừa học tiếng Anh. Tiếng cười nói rộn vang một vùng. “Bà giáo” Liên cùng trang phục người Mông như hòa vào cùng các em nhỏ. Giữa cô trò như không hề có khoảng cách, có lẽ đó là thứ giúp lớp học “bà Liên” đông đúc những năm qua.

Văn hóa dân tộc và tiếng Anh là hai nội dung được cô Liên chú trọng nhất. “Mục tiêu mình hướng đến là giúp các con trở thành những hướng dẫn viên du lịch, có thể tự tin quảng bá văn hóa dân tộc mình với du khách nước ngoài. Đặc biệt là trong lúc Suối Giàng đang đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng như hiện nay. Đây cũng là cách hay để chính các con thêm trân trọng, và có ý thức bảo tồn những giá trị văn hóa đặc trưng của dân tộc mình”, cô Liên cho hay.

Các bạn học sinh dân tộc Mông của xã Suối Giàng tại lớp học
Các bạn học sinh dân tộc Mông của xã Suối Giàng tại lớp học

Ngoài việc được giảng dạy trực tiếp bởi một số bạn trẻ giỏi tiếng Anh đang làm du lịch ở Suối Giàng, phần lớn việc học Tiếng Anh của các con được giảng dạy trực tuyến bởi các cô giáo ở Nghĩa Lộ. Hàng tuần sẽ có các buổi trò chuyện qua Zoom với khách nước ngoài do cô Liên kết nối, hay các buổi học kết hợp với một số trung tâm Anh ngữ, trường Đại học.

Ngoài việc học các kĩ năng sống hay ngôn ngữ, các bạn học sinh tại lớp học còn được làm quen với các nhạc cụ Dân tộc truyền thống
Ngoài việc học các kĩ năng sống hay ngôn ngữ, các bạn học sinh tại lớp học còn được làm quen với các nhạc cụ dân tộc truyền thống
Em Vàng A Tu, học sinh lớp học “bà Liên” thổi hồn cùng cây sáo truyền thống
Em Vàng A Tu, học sinh lớp học “bà Liên” thổi hồn cùng cây sáo truyền thống

Cô Liên chia sẻ: "Tôi thấy trong lớp có nhiều em học rất nhanh trong đó có Vàng A Tu. A Tu năm nay 13 tuổi, là học sinh của lớp học bà Liên đã 2 năm. Tôi ấn tượng với A Tu một điều nữa, là em thổi sáo rất hay và đặc biệt là thần thái tự tin, phiêu theo giai điệu của em. A Tu thủ thỉ với tôi: Từ ngày có lớp học bà Liên, chúng em thường ra đây để vui Tết. Em thấy rất vui. Ở đây em được học tiếng Anh, học nhạc cụ, học về trà và những nét văn hoá bản địa, em thấy tự tin hơn rất nhiều. Mai sau chúng em sẽ phát triển quê hương mình. Em cảm ơn bà và các thầy cô đã dạy chúng em".

Với các em, ngày đầu đến đây, các em rất yếu về những kỹ năng sống, đơn giản như việc bảo vệ đồ của mình, đồ của người khác. Nhiều em mặc áo đi chơi, khi về thì bỏ lại, các em sợ khi thấy người lạ, ngại ngùng khi đứng trước các bạn… Cô phải dạy cho các em những kỹ năng nhỏ nhặt nhất

Giữa tiếng cười rộn rã của các em, cô Liên nói với tôi: “Chẳng ngờ được mấy năm trước các em là những đứa trẻ dè dặt, sợ hãi trước mọi thứ, các em chỉ biết đi tra ngô thôi, các em giờ đã tự tin và trưởng thành hơn rất nhiều.
Giữa tiếng cười rộn rã của các em, cô Liên nói với tôi: Chẳng ngờ được mấy năm trước các em là những đứa trẻ dè dặt, sợ hãi trước mọi thứ, các em chỉ biết đi tra ngô thôi, các em giờ đã tự tin và trưởng thành hơn rất nhiều

“Lớp học này mình mở hoàn toàn miễn phí, chỉ vì yêu mảnh đất, con người Suối Giàng. Cũng là một người DTTS (cô Liên người dân tộc Ngái), hơn ai hết mình hiểu sự thiệt thòi của trẻ em vùng cao. Sau này có điều kiện hơn, mình sẽ mở thêm các lớp học nữa, để các con ở đây đều được tham gia học tập. Cố gắng đến khi nào Suối Giàng không cần đến mình nữa thì thôi”, cô Liên cười bộc bạch.

Cùng với sự nỗ lực không ngừng của bà giáo Chu Liên, của các thầy cô đồng hành, và sự cố gắng của chính các học sinh vùng cao, lớp học đặc biệt này đang góp phần lan tỏa nét đẹp văn hóa đặc trưng dân tộc Mông đến với mọi người.
Cùng với sự nỗ lực không ngừng của bà giáo Chu Liên, của các thầy cô đồng hành, và sự cố gắng của chính các học sinh vùng cao, lớp học đặc biệt này đang góp phần lan tỏa nét đẹp văn hóa đặc trưng dân tộc Mông đến với mọi người.

Cũng bởi vậy, lớp học đã nhận được sự ủng hộ của chính quyền các cấp cũng như sự hào hứng, phấn khởi của những người dân Suối Giàng, hi vọng rằng, lớp học sẽ chia sẻ được nhiều hơn nữa tới những em học sinh vùng cao, để giúp các em có thêm tri thức, sự tự tin bước ra khỏi bản làng để rồi lại đem tri thức quay về xây dựng quê hương minh.