Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

“Tết Mông xuống phố”: Lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc Mông đến với người dân Thủ đô

Tuấn Ninh-Thúy Hồng - 08:06, 07/01/2024

Như thành thông lệ cứ vào ngày cuối tháng 12 hàng năm, những thanh niên, sinh viên dân tộc Mông tại Hà Nội lại nô nức đi chảy hội “Tết Mông xuống phố”. Đây là sự kiện văn hóa của cộng đồng người Mông đang học tập và sinh sống tại Hà Nội đón Tết xa nhà, đồng thời quảng bá những nét văn hóa đặc trưng của người Mông đến với người dân Thủ đô.

Tiết mục văn nghệ đặc sắc đến từ đội thi trong Chương trình Tết Mông xuống phố
Tiết mục văn nghệ đặc sắc đến từ đội thi trong Chương trình "Tết Mông xuống phố"

Đối với người Mông, Tết được coi là khởi đầu của một năm mới, là mùa đẹp nhất trong năm. Người Mông thường đón Tết sớm hơn Tết Nguyên đán khoảng một tháng. Sau khi kết thúc một mùa thu hoạch, vào khoảng cuối tháng 12 dương lịch hằng năm, người Mông sẽ ăn Tết để khởi đầu cho một mùa vụ mới bội thu.

Đối với đồng bào dân tộc Mông ở xa quê, không có dịp sum họp với gia đình dịp lễ đặc biệt này. Để vơi bớt nỗi xa quê hương, những sinh viên người Mông phải sống xa gia đình, không được về đoàn tụ với gia đình trong dịp Tết đã tổ chức “Tết Mông xuống phố" để cộng đồng người Mông đang sinh sống và học tập tại Hà Nội cùng nhau đón Tết xa nhà, đồng thời để quảng bá bản sắc văn hóa của người Mông đến với cộng đồng dân tộc khác.

Chương trình thu hút đông đảo các bạn sinh viên, thanh niên tham gia
Chương trình thu hút đông đảo các bạn sinh viên, thanh niên tham gia

“Tết Mông xuống phố” là sự kiện văn hóa của người Mông được tổ chức thường niên từ năm 2016 đến nay nhằm quảng bá, lan tỏa văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mông đến với mọi người, đặc biệt để người dân Thủ đô hiểu hơn về Tết của dân tộc Mông ở các tỉnh miền núi phía Bắc của Tổ quốc.

Chương trình "Tết Mông xuống phố" năm 2024 vừa được tổ chức với chủ đề “Văn hóa đặc trưng của người Mông ở các vùng miền - Gắn kết cộng đồng”. Sự kiện Tết Mông Xuống phố 2024 được tổ chức với phần thi văn nghệ giữa các tỉnh/đội/nhóm/cá nhân, phần thi này là cơ hội để các bạn sinh viên dân tộc Mông các tỉnh đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội, yêu thích nghệ thuật được thể hiện năng khiếu, hiểu biết của mình về văn hóa của người Mông, đồng thời mang bản sắc văn hóa của tỉnh mình giao lưu với tỉnh khác để tạo nên một không gian văn hóa đậm đà bản sắc của dân tộc.

Những màn biểu diễn văn nghệ mang đậm bản sắc văn hóa Mông
Những màn biểu diễn văn nghệ mang đậm bản sắc văn hóa Mông

Em Thào Hoa Mai, sinh viên năm cuối Học viện Báo chí và Tuyên truyền, là người dân tộc Mông tại Sơn La chia sẻ: “Em sinh ra và lớn lên tại Sơn La, vì nhà xa, bận lịch học nên những ngày Tết không được về thăm nhà. Em cảm thấy rất vui vì được tham dự chương trình Tết Mông xuống phố. Đây là chương trình rất ý nghĩa, không chỉ giúp những người con xa quê vơi bớt phần nào nỗi nhớ nhà và yên tâm học tập, công tác mà còn lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc Mông đến với các dân tộc khác”.

Còn em Lầu Thị Phương Thảo, sinh viên Đại học Sư phạm đến từ Bản Thẩm Mỹ B, xã Xa Dung, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên đoạt giải Nhì tại phần thi “Thi Tub - Ntxhais Vam Meej ( Nam - Nữ tài năng)” –một hoạt động trong Chương trình “Tết Mông xuống phố” vui vẻ cho biết: Em cảm thấy rất vui và tự hào khi mình là một người con của đồng bào Mông. Đây là chương trình có ý nghĩa giúp em có cơ hội được giao lưu học hỏi và biết thêm nhiều về văn hoá các vùng miền vì mỗi vùng thì luôn có một nét đặc trưng riêng.

Chương trình Tết Mông xuống phố thể hiện đời sống văn hóa đặc sắc của dân tộc Mông
Chương trình "Tết Mông xuống phố" thể hiện đời sống văn hóa đặc sắc của dân tộc Mông

Chương trình “Tết Mông xuống phố” năm 2024 vừa diễn ra với các hoạt động phong phú, đa dạng, thu hút đông đảo người dân đến tham quan và thích thú bởi được đắm mình vào không gian văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. Khách tham quan được trải nghiệm các gian hàng trưng bày và giới thiệu các sản phẩm đặc trưng của vùng miền như: trang phục, phụ kiện dân tộc Mông, đặc sản, sản vật địa phương của đồng bào Mông từ các tỉnh miền núi phía Bắc.

“Tết Mông xuống phố” đã lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc Mông đến với người dân Thủ đô Hà Nội
“Tết Mông xuống phố” đã lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc Mông đến với người dân Thủ đô Hà Nội


Anh Dương Minh Cường, người dân đến từ quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội cho biết: Tôi rất ấn tượng với sự kiện “Tết Mông xuống phố” do các bạn sinh viên Mông học tập, sinh sống tại Hà Nội tổ chức. Đến tham dự sự kiện tôi không chỉ được tìm hiểu những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Mông mà còn được thăm quan những gian hàng bày bán các sản vật của dân tộc Mông.

Chương trình “Tết Mông xuống phố” đã thực sự đã khắc hoạ hình ảnh một không gian Tết truyền thống của người đồng bào dân tộc Mông tại các tỉnh phía bắc nước ta
Chương trình “Tết Mông xuống phố” đã thực sự đã khắc hoạ hình ảnh một không gian Tết truyền thống của dân tộc Mông tại các tỉnh phía bắc nước ta

Trưởng Ban Tổ chức Chương trình “Tết Mông xuống phố” năm 2024, Hoàng Tân Nam chia sẻ: “Tết Mông xuống phố thực sự là nơi giao lưu và gắn kết của cộng đồng người Mông đang học tập và sinh sống tại Hà Nội, là sân chơi bổ ích để các bạn học hỏi, củng cố kiến thức về văn hoá của dân tộc mình, đồng thời hiểu biết thêm về văn hoá các tộc người Mông trên cả nước. Qua đó, tăng cường gắn kết cộng đồng người dân tộc Mông và các đồng bào dân tộc khác, góp phần giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS”.

Tết Mông xuống phố thực sự là nơi giao lưu và gắn kết của cộng đồng người Mông đang học tập và sinh sống tại Hà Nội
"Tết Mông xuống phố" là nơi giao lưu và gắn kết của cộng đồng người Mông đang học tập và sinh sống tại Hà Nội
Đây là chương trình rất ý nghĩa, không chỉ giúp những người con xa quê vơi bớt phần nào nỗi nhớ nhà và yên tâm học tập, công tác mà còn lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc Mông đến với các dân tộc khác
Đây là chương trình rất ý nghĩa, không chỉ giúp những người con xa quê vơi bớt phần nào nỗi nhớ nhà và yên tâm học tập, công tác mà còn lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc Mông đến với các dân tộc khác
Tin cùng chuyên mục
Sóc Trăng: Người có uy tín góp sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Sóc Trăng: Người có uy tín góp sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Những năm qua, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn khu vực biên giới biển của tỉnh Sóc Trăng luôn phát huy vai trò của mình trong các hoạt động tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới. Đồng thời, họ còn là những “cột mốc sống” mẫu mực chung tay xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.