Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Tây Nguyên: Nhiều giải pháp ngăn chặn dịch bệnh bùng phát

Lê Hường - 11:08, 03/11/2020

Thời gian gần đây, nhiều loại dịch bệnh truyền nhiễm bùng phát trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên như bạch hầu, bệnh chân – tay - miệng (CTM), sốt xuất huyết, bệnh dại… Ngành Y tế các tỉnh khu vực này đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, kịp thời ngăn chặn nguy cơ lây lan diện rộng các dịch bệnh.

Nhân viên y tế khám cho bệnh nhân CTM ở Đăk Lăk
Nhân viên y tế khám cho bệnh nhân CTM ở Đăk Lăk

Bạch hầu tăng trở lại

Sau thời gian tạm lắng, giữa tháng 10 trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk liên tiếp ghi nhận 3 ca mắc bệnh bạch hầu tại huyện Lăk. Điều lo lắng là các ca bệnh mới này không có yếu tố dịch tễ liên quan, xuất hiện đơn lẻ ở những thôn, buôn, làng khác nhau.

Chị H’Yum ở buôn KDie 2, xã Đăk Nuê là 1 trong 3 ca bệnh bạch hầu mới đang điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Lăk, chị cho biết: Mình bị sốt, đau họng 10 ngày mới được người nhà đưa đến Trung tâm Y tế (TTYT) huyện khám và được chẩn đoán nhiễm bạch hầu. Mình nghe nói bệnh bạch hầu nguy hiểm nên khi bác sĩ bảo mình bị bệnh bạch hầu, mình cũng sợ. Đến nay, bệnh đã đỡ nhiều rồi, mình cũng thấy yên tâm.

Huyện Lăk là địa phương đầu tiên ghi nhận ca bạch hầu đầu tiên trong năm 2020 của tỉnh Đăk Lăk. Đến nay, toàn huyện có 9 ca, hầu hết các ca bệnh được điều trị tại TTYT huyện, các ca bệnh đều hồi phục sức khỏe tốt. TTYT huyện đã lập khu điều trị chuyên biệt bệnh bạch hầu để tránh lây nhiễm chéo. 

Theo báo cáo TTYT huyện Lăk, đến nay huyện đã hoàn thành việc tiêm chủng tại 3 xã đầu tiên xuất hiện dịch bạch hầu với khoảng 40 nghìn liều Vacxin tiêm cho 20 nghìn người dân, đạt tỷ lệ 90%. Trong thời gian tới, huyện tiếp tục thực hiện tiêm chủng Vacxin phòng bệnh bạch hầu cho 3 xã khác.

Như vậy, từ đầu tháng 7 đến nay, tỉnh Đăk Lăk đã ghi nhận 48 ca bệnh bạch hầu tại 5 huyện và TP. Buôn Ma Thuột. Các ca bệnh đều là người DTTS nằm trong vùng có tỷ lệ tiêm chủng thấp.

Thời gian vừa qua, trên địa bàn tỉnh Gia Lai cũng ghi nhận 13 ca dương tính với vi khuẩn bạch hầu, trong đó có 1 ca tử vong. Tính từ đầu tháng 7 đến nay, toàn tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 50 ca mắc bệnh bạch hầu.

Bệnh CTM lây lan nhanh

Từ đầu năm nay, bệnh CTM lây lan nhanh trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk. Đến nay, tỉnh này đã ghi nhận hơn 900 ca mắc CTM tại 15 huyện, thị xã, thành phố. 

Để ngăn chặn dịch bệnh CTM lây lan, Sở Y tế Đăk Lăk đã đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo cùng chính quyền các địa phương phối hợp chặt chẽ trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn chủ động tổ chức hoạt động truyền thông phòng, chống dịch bệnh tại trường học, đặc biệt tại nhà trẻ, trường mẫu giáo…

Tại tỉnh Đăk Nông, đến giữa tháng 10 cũng đã ghi nhận hơn 350 ca mắc CTM tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Số ca bệnh tập trung yếu ở lứa tuổi 1 - 3 tuổi. Theo đánh giá của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đăk Nông thì số ca mắc vẫn đang tiếp tục gia tăng tại các địa phương trên địa bàn tỉnh.

UBND tỉnh Đăk Nông gửi công văn hỏa tốc đề nghị Sở Y tế chủ động truyền thông sâu rộng về phòng, chống bệnh CTM, tập trung vào phụ huynh có trẻ dưới 5 tuổi, giáo viên các trường học, nhà trẻ, mẫu giáo, nhóm trẻ gia đình, lãnh đạo chính quyền, đoàn thể tại địa phương… Các cơ sở y tế cần phát hiện sớm bệnh, thực hiện tốt công tác cách ly, khoanh vùng và xử lý triệt để, hạn chế tối đa các trường hợp biến chứng nặng và tử vong…

Theo báo cáo TTYT huyện Lăk, đến nay huyện đã hoàn thành việc tiêm chủng tại 3 xã đầu tiên xuất hiện dịch bạch hầu với khoảng 40 nghìn liều Vacxin tiêm cho 20 nghìn người dân, đạt tỷ lệ 90%. Trong thời gian tới, huyện tiếp tục thực hiện tiêm chủng Vacxin phòng bệnh bạch hầu cho 3 xã khác.