Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Tập huấn kỹ năng về bình đẳng giới cho đại biểu dân cử

Kim Anh - 19:56, 12/05/2022

Ngày 12/5, tại thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, Ban Công tác đại biểu phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức hội nghị về “Bình đẳng giới cho đại biểu dân cử”.

Toàn cảnh Hội nghị
Toàn cảnh Hội nghị

Dự hội nghị có Phó Trưởng Ban công tác đại biểu Nguyễn Tuấn Anh, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai Sùng A Lềnh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lào Cai Lý Bình Minh, các đại biểu chuyên trách Quốc hội ở Trung ương và gần 70 đại biểu dân cử đến từ 17 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Trưởng Ban công tác đại biểu Nguyễn Tuấn Anh nhấn mạnh: Năm 2006, Quốc hội đã ban hành Luật Bình đẳng giới trong đó đặt ra nhiệm vụ lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Sau 16 năm thực hiện Luật Bình đẳng giới, các luật, nghị quyết do Quốc hội ban hành, các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước cơ bản đã đảm bảo yêu cầu lồng ghép bình đẳng giới.

Phó Trưởng Ban công tác đại biểu Nguyễn Tuấn Anh phát biểu khai mạc Hội nghị
Phó Trưởng Ban công tác đại biểu Nguyễn Tuấn Anh phát biểu khai mạc Hội nghị

Nêu dẫn chứng về tỷ lệ đại biểu nữ trong Quốc hội tăng dần qua các khóa, ông Nguyễn Tuấn Anh cho biết, tỷ lệ nữ Quốc hội khóa III là 16,7%, khóa IV là 29,7%. Nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV hiện nay, số đại biểu Quốc hội nữ là 151 đại biểu, chiếm 30,2%.

Tỷ lệ đại biểu HĐND là nữ ở các địa phương cũng dần cải thiện qua các nhiệm kỳ. Nhiệm kỳ 2011 - 2016, tỷ lệ nữ đại biểu HĐND cấp tỉnh là 25,17%, cấp huyện là 24,62%, cấp xã là 21,71%. HĐND nhiệm kỳ 2016 - 2021, tỷ lệ nữ đại biểu HĐND cấp tỉnh là 26,56%, cấp huyện là 27,5%, cấp xã là 26,59%. Nhiệm kỳ HĐND 2021 - 2026 hiện nay, tỷ lệ nữ đại biểu cấp tỉnh là 29,00%, cấp huyện là 29,20% và cấp xã là 28,98%.

Các đại biểu tham dự Hội nghị
Các đại biểu tham dự Hội nghị

Phó Trưởng Ban công tác đại biểu tin tưởng thông qua khóa tập huấn lần này các vị đại biểu Quốc hội, lãnh đạo HĐND, các chuyên viên giúp việc Quốc hội và HĐND sẽ áp dụng, triển khai trong thực tiễn để đem lại sự bình đẳng giới không chỉ trong văn bản mà còn trong thực tế. Khi ban hành văn bản, giám sát văn bản quy phạm pháp luật, chúng ta đều đặt câu hỏi: Vấn đề giới là gì, đã được giải quyết chưa, phương pháp, quy định pháp luật đã phù hợp chưa.

Cũng tại Hội nghị, thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai Sùng A Lềnh nồng nhiệt chào mừng các đại biểu về dự Hội nghị. Đồng thời, giới thiệu tổng quát về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tiềm năng, thế mạnh và những định hướng lớn của tỉnh trong giai đoạn 2021 - 2025, cũng như những kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội, công tác xây dựng Đảng, hoạt động của HĐND tỉnh và Đoàn ĐBQH tỉnh Lào Cai trong thời gian qua.

Báo cáo viên trình bày tại Hội nghị
Báo cáo viên trình bày tại Hội nghị

Tại hội nghị, các báo cáo viên truyền đạt đến các đại biểu nhiều chuyên đề bổ ích, thiết thực, như: Bình đẳng giới, các nhân tố liên quan đến giới ảnh hưởng đến quyết định tuyển dụng; tổng quan dữ liệu về giới ở Việt Nam; thống kê giới tại Việt Nam (những thực trạng và thách thức); lựa chọn giới tính khi sinh trên cơ sở định kiến giới, khuyến nghị cải cách chính sách tại Việt Nam. Sau phần trình bày của báo cáo viên, mỗi chuyên đề đều có phần thảo luận toàn thể hoặc thực hành theo nhóm…