Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Tái hiện Tết mùa mưa của dân tộc Hà Nhì tại “Ngôi nhà chung”

Minh Anh - 17:42, 03/05/2025

Sáng 3/5, nằm trong khuôn khổ các hoạt động dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5, đồng bào Hà Nhì đến từ xã Ka Lăng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu đã tái hiện Tết mùa mưa (Dế Khừ Chà) của dân tộc mình tại không gian làng dân tộc Hà Nhì, Khu các làng dân tộc I, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

Đồng bào Hà Nhì giã bánh dày để làm lễ vật cúng
Đồng bào Hà Nhì giã bánh dày để làm lễ vật cúng

Tết Mùa mưa được tổ chức vào tháng 5 âm lịch hàng năm, khi bắt đầu mùa mưa và khi lúa đã đến thì con gái, dân bản sẽ họp bàn và thống nhất ngày cúng. Thường thì ngày cúng được chọn là ngày hợi (con lợn) hoặc ngày thìn (con rồng). Khi đã chọn được ngày các hộ gia đình sẽ gần như cùng lúc tổ chức các nghi thức của Tết Mùa mưa và thường được tổ chức trong 4 ngày, đồng thời đây cũng là 4 ngày kiêng kị đó là ngày Hợi, tí sửu, dần. Trong 4 ngày này mọi người không được đi làm mà chỉ ở nhà vui chơi ca hát vui vẻ với nhau.

Tết mùa mưa với mong muốn cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, trồng ngô được nhiều ngô, trồng lúa được nhiều lúa, nuôi lợn, nuôi trâu, nuôi gà được sinh sôi đầy đàn và cầu mong ông bà tổ tiên phù hộ cho con cháu được khỏe mạnh.

Bánh dày giã xong được gói bằng lá chuối để đem dâng cúng
Bánh dày giã xong được gói bằng lá chuối để đem dâng cúng

Từ chiều hôm trước, phụ nữ trong nhà sẽ đi lấy lá chuối, ngâm gạo nếp, chuẩn bị các đồ dùng, vật dụng cho lễ cúng, gồm: 3 con gà, 10 quả trứng gà, 1 bát gạo, 3 chiếc bánh dày, 1 lít rượu trắng, 3 đôi đũa, 2 bát cháo, 2 bát gà luộc xé, 10 chén uống rượu bằng tre, 1 giỏ đựng cơm, 1 lồng gà, 1 chiếc mẹt hoặc mâm to, 1 chiếc mẹt hoặc mâm nhỏ, 1 cây đu.

Thầy cúngthực hiện nghi lễ cúng cây đu
Thầy cúngthực hiện nghi lễ cúng cây đu

Rạng sáng hôm sau, vào ngày Hợi, những người phụ nữ trong nhà sẽ đồ xôi, giã bánh dày. Gạo nếp được lựa chọn là loại nếp thơm, dẻo do chính bàn tay của những người trong gia đình cấy trồng. Giã xong, họ sẽ nặn thành những chiếc bánh dày vừa mềm, vừa trắng, vừa rẻo để cúng tổ tiên, với ý nghĩa là những thành quả lao động vất vả của gia đình trong năm qua, đồng thời là thứ lễ vật thơm ngon mong tổ tiên về chứng giám cho lòng thành của gia chủ, phù hộ cho gia chủ năm tới được mùa màng bội thu.

Nghi lễ buộc chỉ cổ tay
Nghi lễ buộc chỉ cổ tay

Gia chủ nhà thực hiện nghi thức gọi hồn của các thành viên trong gia đình. Lễ vật gồm 2 con gà, 1 quả trứng, 1 bát Âu nước trắng, 1 chai rượu và một số vật dụng, trang sức không thể thiếu đó là vòng tay, khăn, áo, quần, váy của các thành viên trong gia đình. Sau đó gia chủ tiến hành gọi hồn :

"Hồn ơi

Hồn đi nương đi nãy

Hồn đi chơi đi lạc

Hồn hãy về với chủ

Để cho chủ khỏe mạnh, không ốm, không đau"

Mâm lễ vật lên cúng 2 bên tổ tiên nội ngoại
Mâm lễ vật lên cúng 2 bên tổ tiên nội ngoại

Cúng xong chủ lễ sẽ mang tất cả các lễ vật vào nhà, để cạnh bàn thờ sau đó sẽ cho các thành viên trong nhà cùng uống bát nước trắng, khi từng người uống nước sẽ đồng nghĩa với việc hồn của họ đã trở về, sau đó gia chủ sẽ trả lại trang sức, quần áo, vật dụng cho từng người.

Sau khi trao tặng đồ cho các thành viên trong gia đình, rồi thầy cúng tiến hành cắt tiết gà, trong quá trình cắt tiết gà các thành viên sẽ cùng nhau sờ tay vào lồng gà để cầu mong mọi điều được may mắn, hồn sẽ không bị đi lạc, ông bà tổ tiên phù hộ cho con cháu mạnh khỏe, làm ăn phát đạt.

Cúng xong cho trẻ nhỏ hoặc người già ăn trước rồi sau đó cả gia đình mới cùng ăn
Cúng xong cho trẻ nhỏ hoặc người già ăn trước rồi sau đó cả gia đình mới cùng ăn

Để thực hiện nghi thức tiếp theo gia chủ sẽ thực hiện việc cắt tiết gà, đồng thời cho mọi người trong gia đình chuẩn bị 2 bát cháo, 2 bát thịt nạc gà xé, 1bộ gan gà luộc, 2 chén rượu, 2 đôi đũa để cúng 2 bên nội ngoại.

Chuẩn bị xong gia chủ dâng mâm lễ vật lên cúng 2 bên tổ tiên nội ngoại, lễ vật gồm có: 2 bát cháo, 2 bát thịt nạc gà xé, 1bộ gan gà luộc, 2 chén rượu, 2 đôi đũa... rồi đại diện gia đình

Cúng xong, tùy từng gia đình sẽ ưu tiên cho trẻ nhỏ hoặc người già ăn trước rồi sau đó cả gia đình mới cùng ăn. Cũng có thể gia chủ sẽ mời thêm anh em, bạn bè, hàng xóm láng giềng đến ăn Tết với gia đình mình.

Cây đu được dựng ở khu đất giữa bản cho trẻ nhỏ còn người lớn sẽ cùng nhau chơi
Cây đu được dựng ở khu đất giữa bản cho trẻ nhỏ còn người lớn sẽ cùng nhau chơi

Cây đu được dựng ở khu đất giữa bản cho trẻ nhỏ còn người lớn sẽ cùng nhau chơi, trẻ nhỏ sễ được ưu tiên chơi trước. Trước khi chơi cây đu, ông chủ lễ sẽ buộc cây gai, cây hạt dẻ vào ống tre cùng với 1 ngọn đuốc buộc vào cây đu để cấm không cho ai được động vào. Khi làm lễ ông chủ lễ dùng tay đẩy chiếc đu về phía trước với mong muốn xua đuổi hết tà ma ra khỏi cây đu và ra khỏi bản để không còn cuối nhiễu người dân trong bản nữa.

Làm lễ xong, ông chủ lễ sẽ vứt cây gai, cây hạt dẻ, ống tre và ngọn đuốc đi và thông báo cho mọi người bắt đầu chơi đu và chơi hội, ai biết hát thì hát, ai biết múa thì múa và cùng nhau chơi các trò chơi dân gian của dân tộc.

Trò chơi ấp trứng được diễn ra trong một bầu không khí rộn ràng và sôi động
Trò chơi ấp trứng được diễn ra trong một bầu không khí rộn ràng và sôi động

Sau phần Lễ đến phần Hội các chàng trai Hà Nhì đánh trống chiêng, chũm chọe vòng quanh sân hội để mời gọi già trẻ, lớn bé từ khắp cuối bản, chân đồi cùng về nhảy múa.

Sau buổi lễ bà con mở hội nhảy múa rộn ràng
Sau buổi lễ bà con mở hội nhảy múa rộn ràng

Bà con người Hà Nhì vào vòng xòe thường đi thành từng nhóm. Họ múa đều theo tiếng nhạc cụ với những động tác tay khi uyển chuyển nhẹ nhàng, khi lại dứt khoát, mạnh mẽ, thể hiện các hoạt động lao động, sản xuất thường ngày như gặt lúa, dệt vải... Điệu xòe này là màn kết hoàn hảo của buổi vui chơi trên sân hội giúp thắt chặt sự gắn bó, đoàn kết cộng đồng của những người trẻ ở các thế hệ người Hà Nhì.

Tin cùng chuyên mục
Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, vận động từ Chương trình MTQG 1719

Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, vận động từ Chương trình MTQG 1719

Với nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), công tác tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào DTTS đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Từ đó tạo động lực để đồng bào DTTS thi đua lao động, sản xuất, xây dựng bản, làng ấm no, phát triển.