Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Tác dụng chữa bệnh của củ sắn dây

BTK - 11:35, 02/03/2020

Củ sắn dây là loại thực phẩm được trồng và sử dụng rộng rãi ở nước ta. Củ sắn dây có nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Củ sắn dây có vị ngọt, tính mát, thường được dùng để giải cảm, chữa nóng trong người, đau đầu, kiết lỵ, sốt cao, khát nước,... Dưới đây là một số bài thuốc từ củ sắn dây.

Tác dụng chữa bệnh của củ sắn dây

Trị táo bón hiệu quả

Hàm lượng chất xơ cao trong củ sắn dây sẽ giúp dạ dày làm việc tốt hơn, ổn định được sự rối loạn xảy ra và ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Ngoài ra củ sắn dây còn chứa saponin có tác dụng giải độc cao, chống viêm sẽ giúp bảo vệ dạ dày khỏi sự tấn công của vi khuẩn gây hại.

Chữa cảm nắng, đau đầu

Củ sắn dây vốn có tính mát, khi giã nát rồi pha vào nước để sắc uống sẽ giúp cơ thể giảm đau đầu, giảm tình trạng say nắng hiệu quả. 30g củ sắn dây sắc với 1 lít nước, sau đó bỏ bã và lấy nước còn lại sử dụng. Nước sắn dây dùng nấu cháo, thêm với 1 chút gừng sẽ có tác dụng chữa cảm nắng và đau đầu rất hiệu quả.

Chứa các chất chống độc tốt cho sức khỏe

Củ sắn dây chứa một số hoạt chất có tác dụng chống độc, chống oxy hóa vô cùng có lợi cho cơ thể có thể kể đến như: Saponin: Chống oxy hóa, giải độc tốt cho cơ thể. Phytate: Cũng là một chất chống oxy hóa mạnh. Tannin: Một chất chống độc cực phổ biến xuất hiện ở nhiều loại thực vật.

Điều trị mẩn ngứa và mụn nhọt

Củ sắn dây thường được tán thành bột để pha nước uống vì nó có tác dụng thanh nhiệt và giải độc tốt cho cơ thể. Với saponin, tanin trong củ sắn dây sẽ giúp cơ thể của các chị em không bị độc tố thâm nhập gây nổi mẩn ngứa và mụn nhọt trên da. Hơn nữa lá gan sẽ được bảo vệ, cơ thể luôn được thanh mát và không bị nóng trong người.

Tin cùng chuyên mục
Gặp lại ở Phìn Sư

Gặp lại ở Phìn Sư

Tôi lên Phìn Sư, thăm lại gia đình Min Seo Thế, dân tộc Cơ Lao, vào một buổi sớm mùa hè. Mùa này, nước trời ào ạt đổ về từ các khe núi, chảy rậm rịch suốt ngày đêm vào các ô ruộng bậc thang của huyện Hoàng Su Phì (cũ) nay là thôn Phìn Sư, xã Tân Tiến. Phía xa xa, Seo Thế phăm phăm sải bước, hai tay nắm chặt đốc cày, khéo léo điều khiển con trâu phía trước theo đường cong như mảnh trăng lưỡi liềm của thửa ruộng. Một mình Thế, một con trâu, một thửa ruộng mà thấy cả mùa vàng đã bắt đầu nảy nở dưới chân đỉnh Tây Côn Lĩnh.