Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

“Sứ giả” văn hóa

Tùng Nguyên - 11:02, 01/11/2019

Mỗi sản phẩm được cấp chứng nhận OCOP gắn với một câu chuyện riêng của mỗi vùng đất, cộng đồng. Vì thế, sản phẩm OCOP được xem như “sứ giả” của văn hóa.

“Sứ giả” văn hóa

Theo ông Nguyễn Minh Tiến, Chánh Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương, sản phẩm OCOP đề cao các giá trị truyền thống gắn liền với mỗi sản phẩm. Đặc biệt, mỗi sản phẩm đặc trưng vùng miền nên có câu chuyện riêng để tạo điểm nhấn, tạo sự khác biệt so với các sản phẩm đồng dạng khác.

Như Hà Tĩnh, mỗi khi nhắc đến sản phẩm ẩm thực, được làm quà mang đi khắp mọi miền thì mọi người đều nghĩ đến đặc sản kẹo cu - đơ (kẹo lạc).. 

Chuyện về đặc sản kẹo cu - đơ kể rằng, xưa kia ở một làng tại huyện Hương Sơn có một gia đình nghèo có 2 người con trai. Cậu con trai cả đã lớn, thưa với bố mẹ muốn lấy vợ. Vì không có tiền mua sính lễ cũng như làm cơm thết đãi hàng xóm, người cha bèn nảy ra ý nấu sôi mật mía rồi đổ lạc (đậu phộng) vào. Không ngờ khi ăn ai cũng khen ngon. Từ ấy, ông tiếp tục nấu mật mía với lạc và gọi là kẹo lạc.

Nhưng nếu gọi như thế thì thấy bất công với người tạo ra kẹo lạc, nên Nhân dân gọi thành kẹo “cu Hai”, ý chỉ một người cha có 2 người con trai. Sau này khi phong trào Tây học nở rộ, các ông nghè đã gọi từ “Hai” bằng tiếng Pháp là “Deux” cho “trí thức”. Do đó, kẹo ‘cu Hai” biến thành “cu deux”, đọc là cu - đơ.

Người Hà Tĩnh coi cu đơ như linh hồn của quê hương, thường chọn làm quà biếu khách quý, hay mang theo mỗi khi đi xa. Ngược lại, khách đến Hà Tĩnh cũng không thể bỏ qua kẹo cu - đơ làm quà tặng cho người thân.

(Chuyên mục này có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương)