Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Sơn La: Nâng cao vai trò quản lý, chỉ đạo thực hiện Chương trình MTQG

Vương Minh - 10:21, 18/11/2022

Sơn La là tỉnh có địa bàn triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I: 2021-2025 rất rộng (gọi tắt là Chương trình MTQG), dự kiến nhu cầu để thực hiện 10 dự án thành phần của Chương trình là rất lớn. Do đó, tỉnh xác định nâng cao vai trò quản lý, chỉ đạo là yếu tố then chốt để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình MTQG.

Ông Đinh Trung Dũng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Sơn La kiểm tra việc thực hiện chính sách dân tộc tại bản Pa Cốp, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ. (Ảnh: bandantocsonla.gov.vn)
Ông Đinh Trung Dũng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Sơn La kiểm tra thực tế địa bàn thụ hưởng chính sách dân tộc tại bản Pa Cốp, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ. (Ảnh: bandantocsonla.gov.vn)

Dự kiến cần hơn 8.690 tỷ đồng thực hiện

Những năm qua, với nguồn lực đầu tư của Nhà nước, sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Lãnh đạo tỉnh, lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Sơn La đã đạt được những thành tựu vượt bậc. Nhờ triển khai có hiệu quả các chương trình chương trình, dự án, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội (KT – XH) trên địa bàn tỉnh tiếp tục được quan tâm đầu tư đồng bộ.

Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh Sơn La, hiện tỷ lệ xã, phường, thị trấn có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa trên địa bàn tỉnh đạt 97%; tỷ lệ thôn bản có đường giao thông từ xã đến trung tâm bản được cứng hóa đạt 73,1%. Ngoài ra, 100% số xã, phường, thị trấn trên địa bàn đã có trạm y tế; 87,7% số xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế; 97,5% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia; 97,5% số xã đạt tiêu chí thủy lợi; có 63,4% số xã xây dựng phòng học kiên cố; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%; toàn tỉnh có 54 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Theo ông Lường Văn Toán, Phó Trưởng ban Ban Dân tộc tỉnh, kết cấu hạ tầng được đồng tư đồng bộ, mang tính kết nối đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động KT – XH phát triển, từ đó nâng cao thu nhập bình quân và kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh. Nếu như năm 2016, thu nhập bình quân đầu người của tỉnh chỉ đạt 15,472 triệu đồng/người/năm thì đến năm 2021 đã tăng lên 22,008 triệu đồng/người/năm.

Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh cũng giảm đáng kể; đến cuối 2020 giảm xuống còn 18,28% trong tổng số 293.513 hộ toàn tỉnh. Sang năm 2021, khi áp dụng chuẩn nghèo mới của giai đoạn 2021 - 2025 theo Nghị định số 07/2021/NĐ-TTg ngày 27/1/2021 của Chính phủ, thì tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh tăng lên thành 21,66%; tương ứng với 63.509 hộ, tăng 10.122 hộ so với năm 2020.

Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh Sơn La tăng từ 15,472 triệu đồng/người/năm (năm 2016) lên 22,008 triệu đồng/người/năm trong năm 2021. (Ảnh minh họa)
Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh Sơn La tăng từ 15,472 triệu đồng/người/năm (năm 2016) lên 22,008 triệu đồng/người/năm trong năm 2021. (Ảnh minh họa)

Giai đoạn 2021-2025, cùng với nhiều địa phương khác trên cả nước, tỉnh Sơn La tập trung thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi. Theo Quyết định 861/2021/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ, toàn tỉnh Sơn La có 202/204 xã, phường, thị trấn vùng đồng bào DTTS và miền núi thuộc phạm vi thực hiện Chương trình MTQG. Ngoài ra, giai đoạn 2021-2025, tỉnh Sơn La có 02 huyện nghèo theo Quyết định số 353/QĐ-TTg ngày 15/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ, gồm huyện Sốp Cộp và huyện Thuận Châu.

Để thực hiện 10 dự án thành phần của Chương trình MTQG, dự kiến nhu cầu vốn rất lớn, lên đến hơn 8.690 tỷ đồng; trong đó ngân sách Trung ương là gần 6.155 tỷ đồng, ngân sách địa phương 310,3 tỷ đồng, còn lại là vốn vay và vốn huy động hợp pháp khác. Trong năm 2022, tỉnh Sơn La được Trung ương giao kế hoạch vốn thực hiện Tiểu dự án 2 - Dự án 10 thuộc Chương trình MTQG về thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển KT - XH và đảm bảo anh ninh trật tự vùng đồng bào DTTS và miền núi. Vốn thực hiện được bố trí trong năm này là 12,519 tỷ đồng.

Nâng cao vai trò quản lý, chỉ đạo

Nhận thức được ý nghĩa của Chương trình MTQG đối với sự phát triển KT_XH nhanh và bền vững của tỉnh, nên sau khi Quốc hội khóa XIV phê duyệt Đề án Tổng thể và Chủ trương đầu tư Chương trình MTQG, Ban Dân tộc tỉnh đã tích cực tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh ban hành các văn bản liên quan để đón đầu. Trước khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1719/QDD-TTg phê duyệt Chương trình MTQG, Ban Dân tộc tỉnh đã tham mưu, xây dựng để Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ban hành Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 31/8/2021 về “Phát triển KT - XH vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”; kế đó là Kế hoạch số 260/KH-UBND ngày 05/11/2021 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Kết cấu hạ tầng được đồng tư đồng bộ đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động KT – XH phát triển, từ đó nâng cao thu nhập bình quan và kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Sơn La. (Trong ảnh: Kéo điện cho bản Núi Hồng, xã Huy Thượng, huyện Phù Yên)
Kết cấu hạ tầng được đồng tư đồng bộ đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động KT – XH phát triển, từ đó nâng cao thu nhập bình quan và kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Sơn La. (Trong ảnh: Kéo điện cho bản Núi Hồng, xã Huy Thượng, huyện Phù Yên)

Ông Lường Văn Toán, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Sơn La, cho biết, việc tham mưu, xây dựng để tỉnh ban hành các chương trình, đề án liên quan đến quá trình tổ chức thực hiện Chương trình MTQG có ý nghĩa hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Chương trình. Ban Dân tộc đã triển khai rà soát và tham mưu để UBND tỉnh ban hành Báo cáo số 114/BC-UBND ngày 9/4/2021 về xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 39/2020/QĐ-TTg ngày 31/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Sơn La gửi Uỷ ban Dân tộc.

Đồng thời, Ban Dân tộc đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo các ngành, huyện, thành phố triển khai thực hiện các nội dung rà soát Chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh. Trước đó, để có căn cứ huy động vốn thực hiện Chương trình MTQG, Ban Dân tộc tỉnh đã tham mưu, xây dựng để UBND tỉnh ban hành Báo cáo số 426/BC-UBND ngày 16/10/2020 đề xuất các nội dung nguồn vốn của các chương trình, chính sách thực hiện Chương trình MTQG gửi Ủy ban Dân tộc. Ngày 9/3/2022, Ban Dân tộc Sơn La cũng đã ban hành Kế hoạch số 45/KH-BDT về tuyên truyền công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh năm 2022. 

Trên cơ sở “bộ khung” pháp lý đó, căn cứ Nghị quyết số 33/2022/NQ-HĐND ngày 29/6/2022 của HĐND tỉnh về việc ban hành nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình MTQG, ngày 27/10/2022, UBND tỉnh Sơn La đã ban hành Kế hoạch số 257/KH-UBND thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT - Xh vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: 2021 – 2025.

 Để thực hiện hiệu quả Kế hoạch, một trong những yêu cầu của UBND tỉnh, là nâng cao chất lượng công tác quản lý để sử dụng có hiệu quả nguồn lực đầu tư. Nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch, chuẩn bị đầu tư và chính sách phát triển đồng bộ với quản lý; khắc phục tình trạng quá nhiều dự án vượt quá khả năng cân đối vốn của địa phương; tăng cường kiểm tra đôn đốc báo cáo tiến độ trong điều hành xây dựng cơ bản và các dự án đầu tư trong Chương trình MTQG.

Thực hiện Chương trình MTQG, tỉnh Sơn La đặt mục tiêu phấn đấu hết năm 2025 giảm tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo 4 - 5%/năm; hết năm 2025 có ít nhất 01 huyện được đưa ra khỏi danh sách huyện nghèo; mỗi năm giảm 4 - 5% hộ nghèo, hộ cận nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn; 44% số xã vùng đồng bào DTTS đạt chuẩn nông thôn mới.