Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Sơn Dương (Tuyên Quang): Phát huy vai trò của thông tin tuyên truyền để nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo

Hà Phúc - 07:32, 05/12/2024

Với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”, một trong những giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo ở huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) tập trung thực hiện đó là công tác tuyên truyền về giảm nghèo, nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân.

Đoàn công tác huyện Sơn Dương thăm mô hình trồng hạt dẻ tại xóm Bản Khấy, xã Chí Viễn, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.
Đoàn công tác huyện Sơn Dương thăm mô hình trồng hạt dẻ tại xóm Bản Khấy, xã Chí Viễn, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.

Xác định mục tiêu tổng quát thực hiện giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo mới; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, nâng cao chất lượng cuộc sống, công tác thông tin, tuyên truyền, vận động thực hiện giảm nghèo tại huyện Sơn Dương được triển khai bằng nhiều hình thức, tạo ra bước chuyển biến căn bản về nhận thức của người dân trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo.

Ủy ban nhân dân (UBND) huyện đã chỉ đạo Phòng Văn hóa - Thông tin, Trung tâm Văn hóa, Truyền thông và Thể thao huyện phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, UBND các xã, thị trấn tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về các chính sách giảm nghèo đang triển khai trên địa bàn huyện, như: Các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG); chính sách về ưu đãi tín dụng; chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; chính sách hỗ trợ giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm; chính sách về y tế, chính sách hỗ trợ nhà ở; chính sách đối với đồng bào dân tộc… Nhờ tiếp cận đầy đủ thông tin về các chương trình dự án, người dân Sơn Dương ngày càng chủ động trong phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.

Hằng năm, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều tiến hành điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo, phân tích nguyên nhân dẫn đến hoàn cảnh khó khăn của các nhóm đối tượng, từ đó đề ra những giải pháp tuyên truyền sát thực, phù hợp, hiệu quả. Nhờ vậy, đã nâng cao nhận thức, từng bước xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại và phát huy ý chí vươn lên thoát nghèo của người dân.

Như nhiều người dân trong thôn, gia đình anh Phàng Đức Cảnh, thôn Bờ Hồ, xã Kháng Nhật được tuyên truyền tích cực thông tin về các chính sách giảm nghèo, tín dụng, đồng thời anh cũng chủ động tìm hiểu thông tin quá các kênh của địa phương như Trang thông tin điện tử, zalo, facebook,… Anh được hỗ trợ vay vốn, đầu tư xây dựng chuồng trại và mua 2 con bò giống. Anh Cảnh cho biết, đến nay, đàn bò của gia đình đã nhân lên 5 con. Anh học cách chăn nuôi khép kín, đem lại thu nhập từ bán bò giống, bò thịt trên 30 triệu đồng; giúp gia đình anh nỗ lực phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nhờ được tuyên truyền tích cực về các chương trình, chính sách giảm nghèo, gia đình anh Phàng Đức Cảnh, thôn Bờ Hồ, xã Kháng Nhật đã được vay vốn phát triển chăn nuôi bò, vươn lên thoát nghèo.
Nhờ được tuyên truyền tích cực về các chương trình, chính sách giảm nghèo, gia đình anh Phàng Đức Cảnh, thôn Bờ Hồ, xã Kháng Nhật đã được vay vốn phát triển chăn nuôi bò, vươn lên thoát nghèo.

Nhiều hộ gia đình tại thôn Bờ Hồ, nơi anh Cảnh sinh sống cũng thay đổi tư duy sản xuất, đầu tư phát triển kinh tế trồng rừng, chè, chăn nuôi bò, nhờ đó, bà con không chỉ thoát nghèo, mà còn từng bước làm giàu trên mảnh đất quê hương mình.

Hiện nay, huyện có 22 báo cáo viên cấp huyện, 145 báo cáo viên cấp xã, thị trấn và 601 tuyên truyền viên cơ sở. Đây là một trong những nhân tố quan trọng giúp cấp ủy, chính quyền địa phương truyền tải thông tin về giảm nghèo đến với người dân. Trung tâm Văn hóa, Truyền thông và Thể thao huyện đã bố trí 03 cán bộ thực hiện đăng tải, duy trì hoạt động Trang thông tin điện tử huyện; 05 cán bộ phụ trách lĩnh vực thông tin tuyên truyền huyện đảm bảo người dân luôn cập nhật kịp thời, chính xác thông tin về các chương trình, dự án giảm nghèo trên địa bàn.

Hiện nay, huyện hiện có 01 Đài truyền thanh và Trang thông tin điện tử huyện; 31 Đài truyền thanh cơ sở, có 31/31 xã, thị trấn có nhà văn hóa đang hoạt động trung bình hằng năm đã tổ chức được trên 2.260 buổi hoạt động với khoảng 56.500 lượt người tham gia; 400/400 thôn, tổ dân phố có nhà văn hóa trung bình hằng năm tổ chức được 28.728 buổi hoạt động, với trên 1.723.680 lượt người tham gia. Hiện có 277 nhà văn hóa thôn, tổ dân phố đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.

Đặc biệt, các tổ chức, cá nhân được tuyên truyền, phổ biến thống qua các trang mạng Internet, như: Zalo, facebook... về các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt các thông tin về chương trình giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nhằm khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường vươn lên thoát nghèo của người dân.

Các hộ dân xã Hợp Hòa, Sơn Dương phấn khởi nhận những chiếc bồn nước từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi
Các hộ dân xã Hợp Hòa, Sơn Dương phấn khởi nhận những chiếc bồn nước từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi

Huyện Sơn Dương đang  phối hợp tuyên truyền chặt chẽ với các cơ quan báo chí, trong đó có Báo Dân tộc và Phát triển. Qua đó làm thay đổi nhận thức, xây dựng các phong trào phát triển kinh tế của nhân dân, trong đó có đồng bào DTTS.

Trong thời gian qua, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện Sơn Dương còn nỗ lực đẩy mạnh công tác chuyển đổi số, hướng dẫn người dân đăng ký, sử dụng các ứng dụng VneID, ứng dụng Tuyên Quang ID và các ứng dụng phổ biến của huyện để thuận lợi khi thực hiện các giao dịch, nộp hồ sơ trực tuyến. Các cơ quan, đơn vị đã phối hợp thực hiện “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, hướng dẫn từng người dân sử dụng dịch vụ, ứng dụng hữu ích. Theo kết quả đánh giá, xếp hạng mức độ chuyển đổi số tại các cơ quan, đơn vị, địa phương do UBND tỉnh Tuyên Quang công bố, Sơn Dương xếp thứ 3 với 507,79 điểm.

Với sự quyết tâm bằng cách triển khai đồng bộ, hiệu quả các chương trình, dự án kết hợp với những giải pháp, cách làm sáng tạo trong tuyên truyền, huyện Sơn Dương đã kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 11,85%, thu nhập bình quân đầu người đạt 53,55 triệu đồng/người/năm. Năm qua, Sơn Dương được ghi nhận là địa phương kéo giảm mạnh số hộ nghèo, với hơn 3.200 hộ thoát nghèo (tương đương 6,42%), gần gấp đôi kế hoạch giao.


Tin cùng chuyên mục
Vĩnh Long: Bảo tồn và phát huy nghệ thuật Chòm riêng chà pây của đồng bào Khmer

Vĩnh Long: Bảo tồn và phát huy nghệ thuật Chòm riêng chà pây của đồng bào Khmer

Ông Thạch Dương, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Long thông tin, trong năm 2024, Ban Dân tộc đã phối hợp Trường Năng khiếu Nghệ thuật và Thể dục Thể thao tỉnh Vĩnh Long cùng UBND các huyện, thị xã có đông đồng bào Khmer, các chùa Khmer trên địa bàn, mở các lớp truyền dạy văn hóa nghệ thuật nói chung và loại hình nghệ thuật Chòm riêng chà pây cho đồng bào Khmer địa phương. Việc truyền dạy nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa trong đời sống đồng bào Khmer.