Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Sôi động giải đua ghe ngo mở rộng Bạc Liêu

N.Tâm - 15:24, 14/10/2019

Giải đua ghe ngo ở Bạc Liêu đã diễn ra vào sáng 13/10, tại huyện Phước Long. Đây là sự kiện chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh lần thứ III năm 2019 tỉnh Bạc Liêu.

Ban Tổ chức trao cờ lưu niệm cho 15 đội đua
Ban Tổ chức trao cờ lưu niệm cho 15 đội đua

Tham gia giải có 15 đội ghe ngo nam của 3 tỉnh: Bạc Liêu (8 đội), Kiên Giang (6 đội) và Sóc Trăng (1 đội), với hơn 1.000 vận động viên. Đây là những địa phương có đông đồng bào dân tộc Khemer trong khu vực Tây Nam bộ. Đặc biệt là các chùa Khmer, nơi có phong trào gìn giữ môn thể thao truyền thống tiêu biểu như: đội ghe chùa Cà Nhung (huyện Gò Quao, Kiên Giang), chùa Trà Cuôn (huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng), chùa Kos Thum (huyện Hồng Dân) và chùa Đìa Muồng (huyện Phước Long) của tỉnh Bạc Liêu.

Sôi động giải đua ghe ngo mở rộng Bạc Liêu 1

Ông Trần Hoàng Duyên,Trưởng Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh cho biết: Lập thành tích chào mừng Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bạc Liêu lần thứ III năm 2019. Ban Tổ chức Đại hội tổ chức giải Đua ghe ngo mở rộng, nhằm phát huy và giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, thể thao của đồng bào Khmer trong tỉnh.

Tham gia giải các đội bơi đã đua trên kênh xáng Quản Lộ-Phụng Hiệp đoạn qua huyện Phước Long, quãng đường 1.000m, xuất phát từ xã Vĩnh Phú Đông và về đích tại Trung tâm hành chính huyện. 15 đội ghe được chia làm 4 bảng đấu, chọn 2 đội ở mỗi bảng vào thi đấu loại trực tiếp để phân thứ hạng.

Ông Tào Việt Thắng, Phó vụ Trưởng Vụ Địa phương III (Ủy ban Dân tộc) trao giải Nhất cho đội ghe chùa Đìa Muồng I.
Ông Tào Việt Thắng, Phó vụ Trưởng Vụ Địa phương III (Ủy ban Dân tộc) trao giải Nhất cho đội ghe chùa Đìa Muồng I.

Kết thúc giải đua, giải Nhất và giải Ba thuộc về chùa Đìa Muồng I và Chùa Đìa Muồng II (huyện Phước Long, Bạc Liêu); giải Nhì chùa Trà Cuôn (huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng) và giải Tư thuộc chùa Cà Nhung (huyện Gò Quao, Kiên Giang).

Tin cùng chuyên mục
Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi tỉnh Phú Yên gồm 3 huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh. Đây là nơi sinh sống của 33 dân tộc anh em, trong đó có 32 dân tộc thiểu số (chủ yếu là Ê Đê, Chăm, Ba Na, Tày, Nùng, Dao…) với trên 60.000 người. Nơi đây cũng từng là căn cứ cách mạng, ghi dấu một thời oanh liệt của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cho dù chưa hết khó khăn, nhưng diện mạo ở nhiều xã khó khăn đã có nhiều thay đổi; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao...