Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Sóc Trăng: Thực hiện thắng lợi các Chương trình MTQG sẽ phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS

Như Tâm - 18:57, 10/05/2023

Tiếp tục thực hiện kế hoạch công tác ngày 10/5, Tổ công tác của Đoàn giám sát Quốc hội có buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Sóc Trăng về việc thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG). Tổ công tác do bà Tạ Thị Yên - Phó trưởng Ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm Tổ trưởng.

Ông Trần Văn Lâu - Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2021 - 2025 phát biểu tại buổi làm việc
Ông Trần Văn Lâu - Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2021 - 2025 phát biểu tại buổi làm việc

Tiếp và làm việc với Đoàn có ông Lâm Văn Mẫn - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; ông Trần Văn Lâu - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2021 - 2025;  các Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vương Quốc Nam và Huỳnh Thị Diễm Ngọc; cùng Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình MTQG tỉnh là Sở Kế hoạch và Đầu tư; Cơ quan chủ quản 3 Chương trình MTQG (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Ban Dân tộc tỉnh); đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành có liên quan đến thực hiện nhiệm vụ triển khai các Chương trình MTQG.  

Ông Lý Ro Tha - Trưởng Ban Dân tộc trả lời những câu hỏi do đoàn công tác với Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và MN tại Sóc Trăng
Ông Lý Ro Tha - Trưởng Ban Dân tộc trả lời những câu hỏi cho Đoàn công tác về thực hiện Chương trình MTQG tại Sóc Trăng

Theo báo cáo, Sóc Trăng là tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nằm ở lưu vực sông Hậu, tiếp giáp biển Đông với 72 km bờ biển. Toàn tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc (8 huyện, 2 thị xã, 1 thành phố) với 109 xã, phường, thị trấn và 775 khóm, ấp. Dân số là 1.197.823 người; trong đó, DTTS là 423.830 người (chiếm 35,44% dân số, đông nhất là dân tộc Khmer chiếm 30,19%)

Sau 2 năm triển khai thực hiện các Chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh đã mang lại hiệu quả tích cực đến các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, cụ thể như: Kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn ngày càng được hoàn thiện; thu nhập của người dân tăng từng năm được tăng lên; hệ thống y tế, giáo dục được cải thiện; tỷ hệ hộ nghèo giảm qua các năm.

Tính đến cuối năm 2022, trên địa bàn tỉnh có 64/80 (80%) xã đạt chuẩn nông thôn mới; trong đó, có 16 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 3 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Đến cuối năm 2022, toàn tỉnh giảm được 7.270 hộ nghèo (tương đương giảm 2,19 ( trong đó Giảm 3.031 hộ nghèo là người dân tộc Khmer); giảm 3.527 hộ cận nghèo (tương đương giảm 1,07%). Trong đó, giảm 1.353 hộ cận nghèo là người dân tộc Khmer.

Tổng nguồn vốn huy động từ năm 2021 - 2023 thực hiện 3 Chương trình MTQG là 10.658,363  tỷ đồng (nguồn vốn ngân sách Nhà nước: 1.309,463 tỷ đồng; vốn đối ứng lồng ghép: 4.526,540 tỷ đồng; vốn tín dụng: 3.844,891  tỷ đồng; vốn doanh nghiệp: 334,533  tỷ đồng; Vốn dân góp: 638,458  tỷ đồng).

Ông Vương Quốc Nam - Phó chủ tịch UBND tỉnh trình bày với đoàn công tác về tiềm năng phát triển kinh tế biển của tỉnh Sóc Trăng
Ông Vương Quốc Nam - Phó Chủ tịch UBND tỉnh trình bày với Đoàn công tác về tiềm năng phát triển kinh tế biển của tỉnh Sóc Trăng

UBND tỉnh Sóc Trăng đã có những kiến nghị và đề xuất trình bày trực tiếp đến Tổ công tác. Đồng thời, thông qua Tổ công tác cũng có một số đề xuất, kiến nghị quan trọng gởi đến các bộ, ngành Trung ương.

Về kiến nghị chung: Cơ quan Trung ương sớm hướng dẫn cơ chế giao cho cộng đồng dân cư tự thực hiện dự án có kỹ thuật không phức tạp, tổng mức đầu tư dưới 500 triệu đồng theo quy định tại khoản 5 Điều 17 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP của Chính phủ; kiến nghị Quốc hội, Chính phủ có cơ chế hỗ trợ thêm vốn cho các tỉnh nghèo, trong đó có tỉnh Sóc Trăng để thực hiện hoàn thành các mục tiêu về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 và những giai đoạn tiếp theo.

Các lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer được quan tâm bảo tồn
Các lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer được quan tâm bảo tồn

Đối với các bộ, ngành, UBND tỉnh Sóc Trăng kiến nghị đến các bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm hoàn chỉnh, đưa vào vận hành hệ thống trực tuyến về thông tin, báo cáo Chương trình và thực hiện trình tự, thủ tục, hồ sơ xét công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Các bộ Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét hướng dẫn chỉ tiêu “Tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng” thuộc Bộ tiêu chí quốc gia xã nông thôn mới nâng cao và chỉ tiêu “Trung tâm kỹ thuật nông nghiệp hoạt động hiệu quả” thuộc Bộ tiêu chí huyện nông thôn mới, cần có lộ trình thực hiện, điều chỉnh hướng dẫn phù hợp với tình hình thực tế một số vùng miền về bảo đảm tính hiệu quả khả thi.

với tỷ lệ đồng bào dân tộc Khmer chiếm trên 30% dân số của tỉnh, Sóc Trăng trở thành tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer đông nhất nước
Với tỷ lệ đồng bào dân tộc Khmer chiếm trên 30% dân số của tỉnh, Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer đông nhất nước

Riêng đề xuất và kiến nghị đến Ủy ban Dân tộc (UBDT) chủ yếu tập trung vào Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Theo đó, UBND tỉnh Sóc Trăng kiến nghị UBDT sớm xem xét ban hành văn bản hướng dẫn đối với Dự án 1; Dự án 3 (Tiểu dự án 2) Dự án 5; Dự án 10 (Tiểu dự 2); kiến nghị UBDT và Bộ Tài chính xem xét, điều chỉnh thống nhất nội dung quy định “Kinh phí đào tạo đại học, sau đại học” thuộc Chương trình tại Điểm a, khoản 2 Điều 21 Thông tư số 15/2022/TT-BTC ngày 4/3/2022 của Bộ Tài chính và tại khoản 2 Điều 49 Thông tư số 02/2022/TT-UBDT ngày 30/6/2022 của UBDT... và 7 vấn đề khác mà tỉnh đề xuất, kiến nghị cũng thuộc Chương trình trên.

Phát biểu bổ sung cho báo cáo, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2021 - 2025 Trần Văn Lâu cho rằng, báo cáo là sự thống kê, tổng hợp quá trình thực hiện các Chương trình MTQG về cơ bản và vẫn còn những khó khăn trong thực tế của từng nơi một. Bên cạnh những kết quả đạt được, những mặt hạn chế, khó khăn và thuận lợi, trong báo cáo đã nêu, việc thực hiện thành công 3 Chương trình MTQG có ý nghĩa to lớn đến việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, là động lực giúp tỉnh Sóc Trăng vươn lên, cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn, nâng cao đời sống Nhân dân, nhất là người dân vùng đồng bào DTTS. 

Một góc sản xuất lúc chất lượng cao của huyện Trần Đề, Sóc Trăng
Cánh đồng sản xuất lúa chất lượng cao của huyện Trần Đề, Sóc Trăng

Theo bà Tạ Thị Yên - Phó trưởng Ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong những ngày đi giám sát thực tế tại các xã khó khăn, Tổ công tác đã thấu phần nào khó khăn mà địa phương đang gặp phải, đây cũng là dịp cho các thành viên Tổ công tác học hỏi thêm kinh nghiệm từ những địa phương có những đặc thù riêng về bản sắc văn hóa, thành phần dân dân tộc. Đặc biệt, là cách làm sáng tạo của địa phương trong triển khai thực các Chương trình MTQG.

“Trong buổi làm việc hôm nay, Tổ công tác đã nêu ra 10 vấn đề yêu cầu Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG làm rõ, thì các đồng chí đã giải đáp cụ thể, rất chuyên nghiệp trong lĩnh vực điều hành của từng cá nhân. Qua đây tôi đánh giá rất cao sự điều hành, lãnh đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh, cũng như sự phối hợp giữa các đơn vị với nhau rất chặt chẽ và có trách nhiệm. Đặc biệt, là có sự sáng tạo trong Ban Chỉ đạo đã phân công cụ thể từng việc về Cơ quan thường trực và Văn phòng điều phối cho từng sở, ban, ngành chịu trách nhiệm, đã tiết kiệm được nguồn nhân lực, chi phí và thời gian triền khai...”, bà Tạ Thị Yên ghi nhận.

Kết thúc buổi làm việc, bà Tạ Thị Yên thay mặt cho Tổ công tác đã có 11 nhóm vấn đề yêu cầu Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh Sóc Trăng triển khai đến các đơn vị có liên quan tập trung thực hiện trong thời gian tới.