Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Sau sáp nhập, tỉnh mới Lào Cai dự kiến sẽ có 99 xã, phường

Trọng Bảo - 15:13, 26/04/2025

Vừa qua, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh hai tỉnh Yên Bái và Lào Cai đã tổ chức Hội nghị về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh.

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái thống nhất sau sáp nhập sẽ còn 51 xã, phường
Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái thống nhất sau sáp nhập sẽ còn 51 xã, phường

Tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai đã thống nhất phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh dự kiến sẽ giảm từ 151 xã, phường, thị trấn xuống còn 48 xã, phường. Cụ thể: Huyện Bảo Thắng 5 xã; thành phố Lào Cai 4 xã, phường (2 xã, 2 phường); huyện Bát Xát 7 xã; huyện Bảo Yên 6 xã; huyện Văn Bàn 8 xã; thị xã Sa Pa 6 xã, phường; huyện Bắc Hà 6 xã; huyện Si Ma Cai 2 xã và huyện Mường Khương 4 xã. Tỷ lệ giảm cấp xã của tỉnh Lào Cai đạt 68,22%.

Còn tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái, sau khi xem xét, thảo luận các báo cáo, tờ trình của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Đảng ủy UBND tỉnh, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái thống nhất sắp xếp 168 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 146 xã, 12 phường và 10 thị trấn) thành 51 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 44 xã và 7 phường). Sau sắp xếp sẽ giảm 117 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 102 xã, 5 phường và 10 thị trấn); tỷ lệ giảm đạt 69,64%.

Cũng tại Hội nghị, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái thống nhất hợp nhất tỉnh Yên Bái và tỉnh Lào Cai thành tỉnh mới với tên gọi Lào Cai, có diện tích tự nhiên gần 13.257km2, quy mô dân số gần 1,78 triệu. Như vậy, sau sáp nhập, tỉnh mới Lào Cai sẽ có 99 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 89 xã, 10 phường), trung tâm hành chính tỉnh mới đặt tại Yên Bái.

Tin cùng chuyên mục
Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, vận động từ Chương trình MTQG 1719

Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, vận động từ Chương trình MTQG 1719

Với nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), công tác tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào DTTS đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Từ đó tạo động lực để đồng bào DTTS thi đua lao động, sản xuất, xây dựng bản, làng ấm no, phát triển.