Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Sáng 19/3, Việt Nam không có ca mắc mới COVID-19, thêm 4 tỉnh tiêm vaccine

PV - 09:00, 19/03/2021

Tính đến 6 giờ này 19/3, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID-19, thêm 4 tỉnh triển khai tiêm vaccine COVID-19.


Lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc người mắc COVID-19.
Lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc người mắc COVID-19.

Tính đến 6 giờ ngày 19/3, Việt Nam có tổng cộng 1601 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay là 908 ca.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 37.878 người, trong đó: Cách ly tập trung tại bệnh viện 490 người, cách ly tập trung tại cơ sở khác 18.491 người, cách ly tại nhà, nơi lưu trú 18.897 người.

Theo báo cáo của Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), trong số các ca mắc COVID-19 đang điều trị, số ca âm tính với virus SARS-CoV-2 là 118 ca.

Theo Chương trình Tiêm chủng Mở rộng quốc gia (TCMR) trong ngày 18/3 đã có thêm 4 tỉnh triển khai tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 gồm: Hà Giang (70), Điện Biên (56), Bà Rịa - Vũng Tàu (87) và Bình Dương (84).

Đến cuối giờ chiều 18/3 cả nước đã có thêm 3.492 người được tiêm chủng vaccine COVID-19, nâng tổng số người đã được tiêm vaccine phòng COVID-19 lên 27.546 người. Tất cả đều là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ COVID-19 cộng đồng và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch các địa phương.

Tin cùng chuyên mục
Ưu tiên đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS

Ưu tiên đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS

Với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), trong thời gian qua, các địa phương đã tích cực, chủ động bố trí nguồn lực, thực hiện việc đối ứng ngân sách để đầu tư phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi. Qua đó góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân khu vực miền núi, vùng cao.