Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Sáng 11/9, không có thêm ca mắc mới, Việt Nam đã chữa khỏi 893 ca COVID-19

PV - 11:49, 11/09/2020

Đến sáng 11/9, tổng số ca mắc COVID-19 của Việt Nam vẫn là 1.059 ca, đã chữa khỏi cho 893 ca.

Người dân cách ly tập trung phòng dịch COVID-19. Ảnh: TTXVN
Người dân cách ly tập trung phòng dịch COVID-19. Ảnh: TTXVN

Tính đến 6 giờ ngày 11/9, Việt Nam có tổng cộng 1.059 ca mắc COVID-19; trong đó có 691 ca mắc do lây nhiễm trong nước, số ca mắc mới tính từ ngày 25/7 đến nay là 551 ca.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) hiện là 35.799 người, trong đó: Cách ly tập trung tại bệnh viện 603 người, cách ly tập trung tại cơ sở khác 16.432 người, cách ly tại nhà, nơi lưu trú 18.765 người.

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, trong số các ca mắc COVID-19 đang điều trị, số ca âm tính với virus SARS-CoV-2 lần 1 là 19 ca, lần 2 là 15 ca, lần 3 là 22 ca.

Đến nay, Việt Nam đã có 35 ca tử vong do COVID-19, số ca điều trị khỏi là 893 ca.

Để phòng, chống dịch COVID Bộ Y tế đề nghị người dân thực hiện tốt các điểm sau đây:

- Hạn chế đến nơi công cộng, nơi tập trung đông người.

- Đeo khẩu trang khi ra ngoài, giữ khoảng cách tiếp xúc tốt nhất 2 mét.

Sáng 11/9, không có thêm ca mắc mới, Việt Nam đã chữa khỏi 893 ca COVID-19 1

- Không đưa tay lên mắt, mũi, miệng, thường xuyên súc họng bằng nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn.

- Vệ sinh thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt tiếp xúc.

- Thực hiện khai báo y tế, cập nhật tình hình sức khỏe hàng ngày, giữ liên hệ với cơ sở y tế gần nhất.

- Liên hệ ngay với đường dây nóng Bộ Y tế 1900.9095 để được tư vấn; cài đặt ứng dụng Bluezone để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19.

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.


Tin cùng chuyên mục
Ưu tiên đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS

Ưu tiên đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS

Với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), trong thời gian qua, các địa phương đã tích cực, chủ động bố trí nguồn lực, thực hiện việc đối ứng ngân sách để đầu tư phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi. Qua đó góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân khu vực miền núi, vùng cao.