Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Sắc màu chợ phiên Bảo Lạc

Thuý Hồng - 06:29, 10/11/2022

Chợ phiên Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng thường diễn ra 5 ngày 1 lần. Chợ không chỉ là nơi giao thương, trao đổi hàng hóa của đồng bào các dân tộc, chợ phiên còn là nơi hội tụ của những tinh hoa văn hóa, phong tục, tập quán đậm đà bản sắc dân tộc, được đồng bào gìn giữ, bảo tồn, trở thành nét văn hóa đặc sắc của đồng bào DTTS nơi đây.

Rực rỡ sắc màu các dân tộc tại chợ phiên
Rực rỡ sắc màu các dân tộc tại chợ phiên

Từ thành phố Cao Bằng để đến được Bảo Lạc phải đi mất nửa ngày (150km-PV), qua những con đường quanh co, đồi dốc, trùng điệp núi cao và những vực sâu hun hút. Đây cũng là điểm hấp dẫn đối với những du khách thích khám phá; đến đây du khách có cơ hội ngắm nhìn những ngọn núi xanh cao ngất và từng áng mây trắng bồng bềnh trôi sà xuống lưng núi và những thửa ruộng bậc thang rực rỡ vàng óng, đẹp như tranh vẽ.

Bà con các dân tộc xúng xính trong những bộ trang phục truyền thống đến chợ phiên từ sáng sớm
Bà con các dân tộc mặc những bộ trang phục truyền thống đến chợ phiên từ sáng sớm

Chợ Bảo Lạc nằm trên một con phố nhỏ giữa trung tâm thị trấn với một bên là bờ sông Gâm, một bên là dãy nhà nhỏ dựa vào vách núi. Ngày áp phiên, không khí nhộn nhịp đã đến từng ngôi nhà, từng ngõ nhỏ. Từ khi mặt trời chưa nhô lên, khi những lớp sương mờ mờ còn quấn quanh các sườn núi, từng tốp người kéo nhau về họp chợ.

Nét độc đáo ở chợ phiên Bảo Lạc không chỉ là sự mua bán, trao đổi tấp nập mà còn là sự gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc
Nét độc đáo ở chợ phiên Bảo Lạc không chỉ là sự mua bán, trao đổi tấp nập mà còn là sự gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc

Chợ thường được họp vào các ngày mùng 5, mùng 10, 15, 20, 25 và 30 âm lịch hàng tháng. Ngoài việc trao đổi mua bán những sản phẩm như: bó rau rừng, sâu quả…, còn là dịp để phụ nữ Mông, Dao, Lô Lô… diện những bộ váy với đủ màu sắc đến chơi chợ, gặp gỡ người thân, bạn bè...

Sắc màu chợ phiên Bảo Lạc 3

Ngày nay, chợ phiên Bảo Lạc đã khác xưa, không còn cảnh người ngủ qua đêm chờ trời sáng và không có người trên núi cưỡi ngựa xuống chợ mà thay vào đó đồng bào đến chợ bằng xe máy, hàng hóa cũng đa dạng và phong phú hơn.

Những mặt hàng nông sản được bà con mang ra chợ bán
Những mặt hàng nông sản được bà con mang ra chợ bán

Nét độc đáo ở chợ phiên Bảo Lạc không chỉ là sự mua bán, trao đổi tấp nập mà còn là sự gìn giữ bản sắc văn hóa Tày, Mông. Dao, Lô Lô… Cứ đến mỗi phiên chợ là lại ngập tràn màu sắc trang phục của các dân tộc thiểu số nơi đây, hay những mặt hàng nông sản bà con làm ra mang đến chợ bán.

Sắc màu chợ phiên Bảo Lạc 5
Đến chợ phiên còn để gặp gỡ người thân, bạn bè...

Đặc biệt là hàng ăn uống luôn tấp nập thực khách ghé thăm. Mùi thơm nức mũi của những món ăn dân dã nghi ngút khói xua đi gió rét. Món quà quê thơm ngon như bánh bò, khẩu sli, bánh chưng đen, thịt lợn chua, lạp sườn hun khói… Tuy đơn sơ, mộc mạc nhưng luôn mang đậm văn hóa ẩm thực đa dạng, độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa của các dân tộc vùng cao.

Phiên chợ là lại ngập tràn màu sắc trang phục của các dân tộc thiểu số nơi đây
Trang phục truyền thống các dân tộc cũng được bày bán nhiều tại chợ phiên


Tin cùng chuyên mục
Sóc Trăng: Huyện có 100% xã đặc biệt khó khăn về đích nông thôn mới

Sóc Trăng: Huyện có 100% xã đặc biệt khó khăn về đích nông thôn mới

Ngày 31/12, tại huyện Châu Thành, UBND tỉnh Sóc Trăng long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và đón nhận Bằng công nhận huyện Châu Thành (Sóc Trăng) đạt Chuẩn Nông thôn mới. Đến dự có ông Lâm Văn Mẫn - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; bà Hồ Thị Cẩm Đào - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; cùng các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh, Mẹ Việt Nam Anh hùng và đông đảo đồng bào trên địa bàn huyện Châu Thành đến tham dự.