Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Sắc hoa thổ cẩm trên "vùng đất khô" Cán Tỷ

Vũ Mừng - 3 giờ trước

Những năm qua, HTX Dệt lanh Cán Tỷ, xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã xây dựng và khẳng định thương hiệu trên thị trường bởi những sản phẩm độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mông.

Cán Tỷ theo tiếng Mông nghĩa là “vùng đất khô”. Người Mông thường sống trên các vùng núi cao, hẻo lánh. Ngoài cây lương thực chính là cây ngô, người dân còn trồng lanh lấy sợi dệt vải làm quần áo. 

Văn hóa của người Mông đầy sức sống và rất gần gũi với thiên nhiên. Với sự hỗ trợ của chính quyền, HTX Dệt lanh Cán Tỷ đã được thành lập và đi vào hoạt động, từng bước trở thành nhân tố điển hình trong phát triển sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Tháng 10/2010, HTX dệt lanh Cán Tỷ chính thức được thành lập với 10 xã viên. Đến nay sau 15 năm thành lập, số xã viên của HTX đã tăng lên 23 xã viên. Các sản phẩm của HTX là váy áo, khăn, chăn, gối, thảm, ví thổ cẩm, áo nam, túi, xắc, túi điện thoại. Hiện nay, HTX đã sản xuất được trên 35 loại sản phẩm, trong đó có 7 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao và 4 sao.
Tháng 10/2010, HTX Dệt lanh Cán Tỷ chính thức được thành lập với 10 thành viên. Đến nay, sau 15 năm phát triển, số thành viên của HTX đã tăng lên 23 thành viên. Các sản phẩm của HTX là váy áo, khăn, chăn, gối, thảm, ví thổ cẩm, áo nam, túi, xắc, túi điện thoại. Hiện nay, HTX đã sản xuất được trên 35 loại sản phẩm, trong đó có 7 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao và 4 sao
Bà Sùng Thị Máy - Phó Giám đốc HTX, cho biết: Thời gian đầu, chị em khởi nghiệp gặp nhiều khó khăn về thị trường tiêu thụ, sản phẩm thường bị tồn kho, dẫn đến hư hỏng... Tuy nhiên, nhờ có sự quan tâm và hỗ trợ của lãnh đạo các cấp đã kết nối với các doanh nghiệp, khách hàng, đặc biệt là tạo điều kiện cho các thành viên HTX tham dự hội chợ toàn quốc tại Hà Nội và các địa phương, sản phẩm vải lanh, thổ cẩm của HTX được nhiều người biết đến.
Bà Sùng Thị Máy - Phó Giám đốc HTX, cho biết: Thời gian đầu, chị em khởi nghiệp gặp nhiều khó khăn về thị trường tiêu thụ, sản phẩm thường bị tồn kho, dẫn đến hư hỏng... Tuy nhiên, nhờ có sự quan tâm và hỗ trợ của lãnh đạo các cấp đã kết nối với các doanh nghiệp, khách hàng, đặc biệt là tạo điều kiện cho các thành viên HTX tham dự Hội chợ toàn quốc tại Hà Nội và các địa phương, sản phẩm vải lanh, thổ cẩm của HTX được nhiều người biết đến
Nguyên liệu chính để làm ra sản phẩm thổ cẩm chính là sợi của cây lanh. Sau khi trải qua các bước như: gieo trồng, thu hoạch, tước vỏ, giã sợi cho đến bước nhuộm vải, vẽ hoa văn… mới cho ra một tấm vải hoàn chỉnh.
Nguyên liệu chính để làm ra sản phẩm thổ cẩm chính là sợi của cây lanh. Sau khi trải qua các bước, như: Gieo trồng, thu hoạch, tước vỏ, giã sợi, cho đến bước nhuộm vải, vẽ hoa văn… mới cho ra một tấm thổ cẩm hoàn chỉnh
Các họa tiết, hoa văn trang trí trên các sản phẩm của HTX đều được các xã viên vẽ bằng sáp ong và thêu tay.
Các họa tiết, hoa văn trang trí trên các sản phẩm của HTX đều được các thành viên vẽ bằng sáp ong và thêu tay
 Xã viên dùng sáp ong được đun nóng để vẽ trên nền vải những họa tiết truyền thống của người Mông. Sau khi vẽ xong, vải được nhuộm màu từ cây, lá rừng, phần sáp ong không thấm màu sẽ để lại những hình hoa văn sinh động trên vải.
Thành viên dùng sáp ong được đun nóng để vẽ trên nền vải những họa tiết truyền thống của người Mông. Sau khi vẽ xong, vải được nhuộm màu từ cây, lá rừng, phần sáp ong không thấm màu sẽ để lại những hình hoa văn sinh động trên vải
Dưới đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ Mông, những cuộn lanh đã trở thành những tấm vải thổ cẩm có giá trị cao với nhiều hoa văn, họa tiết và màu sắc rực rỡ. Những tấm thổ cẩm không chỉ thể hiện sự khéo léo tài hoa của người phụ nữ Mông, mà còn là nơi gửi gắm ước mơ, khát vọng. Theo thời gian, sản phẩm dệt thổ cẩm đã trở thành biểu tượng văn hóa sống động của người Mông ở Quản Bạ và giờ đây còn giúp cuộc sống của bà con sung túc hơn.
Dưới đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ Mông, những cuộn lanh đã trở thành những tấm vải thổ cẩm có giá trị cao với nhiều hoa văn, họa tiết và màu sắc rực rỡ. Những tấm thổ cẩm không chỉ thể hiện sự khéo léo tài hoa của người phụ nữ Mông, mà còn là nơi gửi gắm ước mơ, khát vọng. Theo thời gian, sản phẩm dệt thổ cẩm đã trở thành biểu tượng văn hóa sống động của người Mông ở Quản Bạ và giờ đây còn giúp cuộc sống của bà con sung túc hơn
Hiện tại, thu nhập bình quân của mỗi thành viên trong HTX đạt khoảng 3 - 5 triệu đồng/tháng, tùy vào số lượng sản phẩm làm ra.
Hiện tại, thu nhập bình quân của mỗi thành viên trong HTX đạt khoảng 3 - 5 triệu đồng/tháng, tùy vào số lượng sản phẩm làm ra
Để sản phẩm của HTX có thể bắt kịp với nhu cầu của thị trường khách hàng, HTX dệt lanh Cán Tỷ đã không ngừng học hỏi, cải tiến mẫu mã thành nhiều sản phẩm đa dạng, bắt mắt với trên 18 mẫu sản phẩm gồm: Đồ để trang trí, tranh treo tường, miếng trải gối, túi xách, balo, túi đựng điện thoại… với nhiều kiểu hoa văn, họa tiết độc đáo, hấp dẫn mang đậm nét văn hóa của đồng bào nơi đây. Những sản phẩm đó trở thành hàng lưu niệm được du khách trong và ngoài nước rất ưa chuộng.
Để sản phẩm của HTX có thể bắt kịp với nhu cầu của thị trường khách hàng, HTX Dệt lanh Cán Tỷ đã không ngừng học hỏi, cải tiến mẫu mã thành nhiều sản phẩm đa dạng, bắt mắt với trên 18 mẫu sản phẩm, gồm: Đồ để trang trí, tranh treo tường, miếng trải gối, túi xách, balo, túi đựng điện thoại… với nhiều kiểu hoa văn, họa tiết độc đáo, hấp dẫn mang đậm nét văn hóa của đồng bào nơi đây. Những sản phẩm đó trở thành hàng lưu niệm được du khách trong và ngoài nước rất ưa chuộng
Tin cùng chuyên mục
Phú Yên: Tập huấn, nâng cao năng lực giám sát Chương trình MTQG 1719

Phú Yên: Tập huấn, nâng cao năng lực giám sát Chương trình MTQG 1719

Nhằm nâng cao năng lực giám sát cho đội ngũ cán bộ, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Phú Yên vừa tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực tham gia giám sát, đánh giá thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719).