Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Rà soát các quy định của pháp luật về việc tiêm vaccine phòng COVID-19

T.Hợp - 19:30, 02/06/2022

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 162/TB-VPCP ngày 2/6/2022 Kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp về công tác tiêm chủng vaccine phòng COVID-19.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp rà soát các quy định của pháp luật về việc tiêm vaccine phòng COVID-19, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 4/6/2022.

Đồng thời, Bộ Y tế tiếp thu ý kiến của các đại biểu dự họp, khẩn trương hoàn thiện Báo cáo về tình hình quản lý và sử dụng vaccine phòng COVID-19, trong đó lưu ý rà soát, làm rõ: vaccine phòng COVID-19 thuộc diện tiêm tự nguyện hay tiêm bắt buộc; số lượng vaccine đã có và dự kiến sẽ được nhập khẩu; tình hình phân bổ, sử dụng vaccine (số vaccine đã tiêm, số vaccine tồn kho); nhu cầu vaccine và kế hoạch sử dụng trong thời gian tới; báo cáo Chính phủ tại phiên họp thường kỳ tháng 5/2022.

Theo Bộ Y tế, tính đến ngày ngày 01/6/2022, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 221.558.297 liều. Trong đó:

Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 199.505.210 liều: Mũi 1 là 71.479.817 liều; Mũi 2 là 68.791.708 liều; Mũi 3 là 1.507.118 liều; Mũi bổ sung là 15.053.954 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 42.381.138 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 291.475 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.474.707 liều: Mũi 1 là 8.938.636 liều; Mũi 2 là 8.536.071 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 4.578.380 liều: Mũi 1 là 4.104.401 liều; Mũi 2 là 473.979 liều.

Tin cùng chuyên mục
Ưu tiên đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS

Ưu tiên đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS

Với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), trong thời gian qua, các địa phương đã tích cực, chủ động bố trí nguồn lực, thực hiện việc đối ứng ngân sách để đầu tư phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi. Qua đó góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân khu vực miền núi, vùng cao.