Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Rà soát các chính sách liên quan vùng, con người vùng DTTS và miền núi

Thúy Hồng - 00:20, 28/10/2023

Sáng 27/10, tại TP. Hải Phòng, Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) đã tổ chức Hội thảo kỹ thuật về xây dựng, hoàn thiện Báo cáo rà soát các chính sách liên quan vùng, con người vùng DTTS và miền núi. Tham dự Hội thảo có đại diện Ban Dân vận Trung ương, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Hội Liên hiệp Phụ nữ, cùng đại diện lãnh đạo các vụ, đơn vị của Ủy ban Dân tộc, Ban Dân tộc các tỉnh, thành phố phía Bắc.

Ông Hoàng Văn Tuyên - Vụ trưởng Vụ Chính sách (Ủy ban Dân tộc) phát biểu khai mạc Hội thảo
Ông Hoàng Văn Tuyên - Vụ trưởng Vụ Chính sách (Ủy ban Dân tộc) phát biểu khai mạc Hội thảo

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Hoàng Văn Tuyên - Vụ trưởng Vụ Chính sách - Ủy ban Dân tộc, cho biết: Hệ thống chính sách dân tộc đã thể chế hóa các quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công tác dân tộc; chính sách dân tộc khá đầy đủ và ngày càng hoàn thiện, cơ bản đã bao phủ toàn diện các lĩnh vực đời sống, kinh tế, giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng, an ninh tại vùng DTTS và miền núi. Lần đầu tiên nước ta có Chương trình mục tiêu quốc gia dành riêng cho đồng bào vùng DTTS và miền núi, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước, coi đây là quyết sách lớn nhằm ưu tiên đầu tư phát triển bền vững KT-XH cho vùng này.

Toàn cảnh Hội thảo
Toàn cảnh Hội thảo

Theo đó, cơ chế chính sách có nhiều đổi mới theo hướng đầu tư có trọng tâm, trọng điểm; ưu tiên tập trung đầu tư, hỗ trợ các địa bàn khó khăn nhất, giải quyết những vấn đề bức xúc, cấp thiết nhất, chú trọng phát triển các DTTS còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù. Thực hiện một số cơ chế chính sách đặc thù phù hợp với đặc điểm của vùng DTTS và miền núi; cơ chế kiểm tra, giám sát có sự tham gia của người dân.

Hệ thống chính sách dân tộc đã góp phần tiếp tục phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các DTTS, qua đó củng cố niềm tin của đồng bào với Đảng và Nhà nước, ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố khối Đại đoàn kết toàn dân tộc.

Đại diện Ban Dân vận Trung ương phát biểu tại Hội thảo
Đại diện Ban Dân vận Trung ương phát biểu tại Hội thảo

Tuy nhiên theo ông Hoàng Văn Tuyên, hiện nay hệ thống pháp luật, hệ thống lý luận liên quan đến công tác dân tộc vẫn còn một số bất cập, chưa được hoàn thiện. Nghị định 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ về công tác dân tộc vẫn là văn bản pháp lý cao nhất, đã bộc lộ nhiều hạn chế nhưng chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến công tác dân tộc vẫn còn chung chung, thiếu cụ thể; hệ thống chính sách còn dàn trải, nhiều đầu mối quản lý; văn bản hướng dẫn có nhiều nội dung thiếu cụ thể; định mức đầu tư hỗ trợ còn thấp…

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách dân tộc trong giai đoạn tới, Ủy ban Dân tộc với chức năng quản lý nhà nước về công tác dân tộc, chính sách dân tộc phối hợp cùng các bộ, ngành tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các chính sách dân tộc hiện hành; nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách dân tộc theo định hướng tại Kết luận 65-KL/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội.

Ông Nông Đức Ngọc - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai phát biểu tại Hội thảo
Ông Nông Đức Ngọc - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai phát biểu tại Hội thảo

“Các ý kiến trao đổi, thảo luận thẳng thắn, khách quan, khoa học về chính sách dân tộc từ nhiều khía cạnh, để từ đó có cơ sở đề xuất giải pháp để xử lý những vấn đề mang tính căn cơ đang đặt ra đối với hệ thống chính sách dân tộc đồng thời có những kiến nghị mang tính thiết thực nhằm tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về hệ thống chính sách dân tộc", ông Hoàng Văn Tuyên nhấn mạnh.