Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Quốc hội thảo luận về chủ trương đầu tư dự án đường Vành đai 4 (Hà Nội) và Vành đai 3 (TP. Hồ Chí Minh)

Hoàng Quý - 14:03, 10/06/2022

Sáng 10/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội tiến hành thảo luận về Chủ trương đầu tư Dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội và Dự án đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp

Phát biểu mở đầu phiên làm việc tại hội trường, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết Quốc hội đã nghe Tờ trình Chính phủ và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội và dự án đường vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh. Quốc hội đã thảo luận tại tổ về nội dung này. Tổng Thư ký Quốc hội đã có báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận gửi đại biểu Quốc hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị các đại biểu Quốc hội tập trung thảo luận các nội dung đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ, báo cáo thẩm tra và gợi ý thảo luận của cơ quan thẩm tra. Trong đó, tập trung vào các nội dung về sự phù hợp của các dự án; các quy hoạch, kế hoạch; phạm vi, quy mô, hình thức đầu tư; nhu cầu sử dụng đất và các phương án giải phóng mặt bằng, tổng mức đầu tư; nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; phân kỳ tiến độ thực hiện dự án; phương án thu phí để thu hồi vốn; hoàn trả ngân sách trung ương; các cơ chế, chính sách đặc thù Chính phủ đề nghị áp dụng cho dự án.

Quang cảnh phiên họp
Quang cảnh phiên họp

Thảo luận tại Hội trường, các đại biểu Quốc hội đồng tình với sự cần thiết phải đầu tư đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội và đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh như Tờ trình của Chính phủ đã nêu, đồng thời nhấn mạnh việc đầu tư hai tuyến đường vành đai phù hợp với Chiến lược và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển giao thông quốc gia giai đoạn 2021 - 2025. Một số đại biểu Quốc hội cho rằng: Cần bảo đảm được bố trí đủ vốn và kịp thời, quyết liệt trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng; Cụ thể hóa trách nhiệm đầu mối của TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh; cần có biện pháp bảo đảm không tái lấn chiếm trong giải phóng mặt bằng; cần có cơ chế đặc thù khai thác quỹ đất hai bên đường vành đai; cần chú ý tới tính kết nối với các đô thị vệ tinh, các trung tâm công nghiệp đã hình thành…

Phát biểu kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, sau buổi làm việc khẩn trương, sôi nổi, thẳng thắn và trách nhiệm, đã có 17 đại biểu trực tiếp phát biểu tại hội trường, 3 ý kiến tranh luận. Phó Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo Ủy ban Kinh tế và các cơ quan liên quan nghiên cứu kỹ lưỡng, tiếp thu ý kiến các đại biểu xây dựng báo cáo tiếp thu giải trình, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội; Dự án đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh trình Quốc hội xem xét thông qua.

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Đánh giá kết quả triển khai thực hiện Dự án 8

Đăk Hà (Kon Tum): Đánh giá kết quả triển khai thực hiện Dự án 8

Ngày 30/12, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả triển khai thực hiện Dự án 8 năm 2024, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719).