Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Quảng Ninh: Tưng bừng khai hội Xuân Ngọa Vân

Mỹ Dung - 15:46, 30/01/2023

Ngày 30/1, tại thị xã Đông Triều (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ khai hội Xuân Ngọa Vân 2023. Lễ hội thu hút đông đảo Nhân dân, Phật tử, du khách thập phương tham dự.

Lễ Khai hội Xuân Ngọa Vân 2023
Lễ Khai hội Xuân Ngọa Vân 2023

Hệ thống chùa, am, tháp Ngọa Vân là những kiến trúc phật giáo lớn của Thiền phái Trúc Lâm được hình thành vào đầu thế kỷ XIV thuộc thôn Tây Sơn, xã Bình Khê (thị xã Đông Triều, Quảng Ninh). Quần thể di tích am - chùa Ngọa Vân nằm trên núi cao “Bảo Đài sơn” ở phía Tây dãy núi Yên Tử - cánh cung Đông Triều, ngày nay thuộc thôn Tây Sơn, xã Bình Khê, thị xã Đông Triều.

Am, chùa Ngọa Vân là thánh địa linh thiêng của Phật giáo Trúc Lâm - nơi đức vua, Phật hoàng Trần Nhân Tông tu hành, hóa Phật. Ngọa Vân là 1 trong 14 điểm di tích quan trọng thuộc Khu di tích nhà Trần tại Đông Triều, được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt (tại Quyết định số 2383/QĐ-TTg ngày 9/12/2013).

Nghi lễ Gióng trống khai hội Xuân Ngọa Vân năm 2023
Nghi lễ Gióng trống khai hội Xuân Ngọa Vân năm 2023

Lễ hội Xuân Ngọa Vân được tổ chức thường niên vào ngày 9 tháng Giêng và diễn ra đến hết tháng 3 âm lịch hàng năm. Tại Lễ khai hội Xuân Ngọa Vân năm 2023 diễn ra nhiều hoạt động độc đáo: Phần nghi lễ cầu quốc thái, dân an; gióng trống - thỉnh chuông khai hội...

Lễ hội là hoạt động văn hóa mang giá trị nhân văn sâu sắc, với ý nghĩa hướng về cội nguồn; đồng thời là dịp để các tầng lớp Nhân dân, Phật tử, du khách hành hương về Ngọa Vân, Đông Triều - vùng đất Phật trời Nam để dâng hương, kính lễ, tri ân công đức to lớn của đức Phật hoàng Trần Nhân Tông và tôn vinh những giá trị tư tưởng của Thiền phái Trúc Lâm, cầu phúc, cầu tài cho một năm an lạc.

Các đại biểu và du khách về dự Lễ khai hội
Các đại biểu và du khách về dự Lễ khai hội

Đây cũng là dịp để tuyên truyền quảng bá nâng cao nhận thức cho Nhân dân và du khách thập phương về tầm quan trọng, giá trị to lớn của Khu di tích Quốc gia đặc biệt nhà Trần tại thị xã Đông Triều; góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của khu di tích.

Tin cùng chuyên mục
Gặp lại ở Phìn Sư

Gặp lại ở Phìn Sư

Tôi lên Phìn Sư, thăm lại gia đình Min Seo Thế, dân tộc Cơ Lao, vào một buổi sớm mùa hè. Mùa này, nước trời ào ạt đổ về từ các khe núi, chảy rậm rịch suốt ngày đêm vào các ô ruộng bậc thang của huyện Hoàng Su Phì (cũ) nay là thôn Phìn Sư, xã Tân Tiến. Phía xa xa, Seo Thế phăm phăm sải bước, hai tay nắm chặt đốc cày, khéo léo điều khiển con trâu phía trước theo đường cong như mảnh trăng lưỡi liềm của thửa ruộng. Một mình Thế, một con trâu, một thửa ruộng mà thấy cả mùa vàng đã bắt đầu nảy nở dưới chân đỉnh Tây Côn Lĩnh.