Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Quảng Ngãi: Tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ quản lý Nhà nước về Di tích lịch sử- văn hóa và danh lam thắng cảnh

Thu Phượng- Kim Cúc - 15:06, 02/03/2022

Ngày 2/3/2022, UBND huyện Sơn Tịnh phối hợp với Sở Văn hóa -Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi tổ chức hội nghị tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ quản lý Nhà nước về Di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh.

Quang cảnh lớp tập huấn
Quang cảnh lớp tập huấn

Trên địa bàn huyện Sơn Tịnh hiện có 26 Di tích lịch sử, văn hóa, trong đó có 4 di tích cấp quốc gia và 22 di tích cấp tỉnh. Những năm qua, công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích được chính quyền và nhân dân trên địa bàn huyện quan tâm, góp phần phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương. Tuy nhiên, công tác quản lý di tích còn gặp nhiều khó khăn, do vậy việc nâng cao công tác quản lý Nhà nước về Di tích lịch sử- văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn huyện là rất cần thiết.

Tại lớp tập huấn, các học viên được nghe đồng chí Phan Đình Độ- Giám đốc Thư viện tỉnh phổ biến các nội dung cơ bản liên quan đến quản lý Nhà nước về Di tích lịch sử- văn hóa và danh lam thắng cảnh như: Luật Di sản văn hóa năm 2001 và một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; Quy định phân cấp quản lý Di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh và trao đổi một số vấn đề liên quan đến thực trạng các Di tích lịch sử- văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh.

Đồng chí Phan Đình Độ- Giám đốc Thư viện tỉnh phổ biến nội dung tại lớp tập huấn
Ông Phan Đình Độ- Giám đốc Thư viện tỉnh phổ biến nội dung tại lớp tập huấn

Thông qua lớp tập huấn, nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức pháp luật về công tác quản lý Di tích lịch sử- văn hóa và danh lam thắng cảnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cũng như phát huy các giá trị di tích trên địa bàn.

Tin cùng chuyên mục
Gặp lại ở Phìn Sư

Gặp lại ở Phìn Sư

Tôi lên Phìn Sư, thăm lại gia đình Min Seo Thế, dân tộc Cơ Lao, vào một buổi sớm mùa hè. Mùa này, nước trời ào ạt đổ về từ các khe núi, chảy rậm rịch suốt ngày đêm vào các ô ruộng bậc thang của huyện Hoàng Su Phì (cũ) nay là thôn Phìn Sư, xã Tân Tiến. Phía xa xa, Seo Thế phăm phăm sải bước, hai tay nắm chặt đốc cày, khéo léo điều khiển con trâu phía trước theo đường cong như mảnh trăng lưỡi liềm của thửa ruộng. Một mình Thế, một con trâu, một thửa ruộng mà thấy cả mùa vàng đã bắt đầu nảy nở dưới chân đỉnh Tây Côn Lĩnh.