Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Quảng Ngãi: Quy định cơ chế lồng ghép các nguồn vốn và huy động nguồn lực thực hiện các Chương trình MTQG

Thành Nhân - 10:12, 05/04/2023

HĐND tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành Nghị quyết số 07/2023/NQ-HĐND quy định cơ chế lồng ghép các nguồn vốn và huy động nguồn lực thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh.

Tỉnh Quảng Ngãi quy định cơ chế lồng ghép các nguồn vốn và huy động nguồn lực trong xây dựng các dự án thuộc các chương trình MTQG (ảnh minh họa)
Tỉnh Quảng Ngãi quy định cơ chế lồng ghép các nguồn vốn và huy động nguồn lực trong xây dựng các dự án thuộc các Chương trình MTQG (Ảnh minh họa)

Theo đó, nguồn lực thực hiện các  Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước bao gồm vốn ngân sách Trung ương và vốn ngân sách địa phương các cấp (tỉnh, huyện và xã) phân bổ, lồng ghép để thực hiện các Chương trình MTQG. Bên cạnh đó còn có nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn viện trợ phi chính phủ và vốn vay ưu đãi từ nhà tài trợ; nguồn vốn tín dụng ưu đãi (vốn vay tín dụng chính sách) và nguồn lực huy động hợp pháp từ cộng đồng.

Nguyên tắc chung trong huy động, lồng ghép, bảo đảm tuân thủ Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công, Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 6/4/2020 của Chính phủ, Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan; huy động, khai thác tối đa các nguồn lực, trong đó ưu tiên huy động và khai thác nguồn lực trực tiếp tại địa phương.

Việc lồng ghép các nguồn vốn, thực hiện lồng ghép vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện các dự án đầu tư, hoạt động, nội dung có cùng mục tiêu, nội dung và trên cùng một địa bàn cấp huyện, cấp xã bảo đảm nguồn vốn ngân sách nhà nước được giao phù hợp với Chương trình MTQG. Tập trung, ưu tiên lồng ghép nguồn vốn để đầu tư có trọng tâm, trọng điểm; kết hợp thực hiện các dự án tạo tính lan toả, phát huy lợi thế của từng địa phương.

Lồng ghép các nguồn vốn phải được thực hiện cụ thể theo thứ tự ưu tiên của danh mục dự án đầu tư; đồng thời, trong quyết định phê duyệt dự án (phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật, hồ sơ xây dựng công trình) phải xác định rõ tỷ lệ vốn đóng góp, huy động trong cơ cấu tổng mức đầu tư từng dự án được lồng ghép. Đối với các nguồn vốn do UBND cấp huyện, cấp xã tự huy động, bao gồm: Vốn hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước... việc lồng ghép do UBND cấp huyện, cấp xã chủ động tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, các văn bản pháp luật liên quan và theo thỏa thuận ký kết với nhà tài trợ (nếu có) nhưng không trái với pháp luật Việt Nam.

Lựa chọn các dự án đầu tư, hoạt động, nội dung để thực hiện lồng ghép vừa phải lấy mục tiêu chương trình làm trung tâm để thực hiện nhằm bảo đảm hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ, tiêu chí của từng chương trình; đồng thời vừa bảo đảm thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án của nhà tài trợ.

Ngoài ra, quy định cụ thể về nội dung thực hiện lồng ghép nguồn vốn giữa các Chương trình MTQG và từ các chương trình, dự án khác; cách thức và trình tự thực hiện lồng ghép nguồn vốn; quy trình, thủ tục thanh toán, quyết toán nguồn vốn được lồng ghép; cơ chế huy động nguồn lực trong thực hiện các chương trình MTQG.