Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Quảng Nam phê chuẩn Bộ chữ viết Cơ Tu

T.Nhân - H.Trường - 4 giờ trước

Ngày 22/4, UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Quyết định về việc phê chuẩn Bộ chữ viết Cơ Tu, theo đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo.

Quảng Nam tổ chức Hội thảo công bố Bộ chữ viết Cơ Tu.
Quảng Nam tổ chức Hội thảo công bố Bộ chữ viết Cơ Tu

Theo đó, Bộ chữ viết Cơ Tu gồm: Chữ ghi các phụ âm đơn (27 phụ âm), Chữ ghi các tổ hợp phụ âm đầu (Tiếng Cơ Tu có 16 tổ hợp phụ âm đầu), Chữ ghi các nguyên âm (27 nguyên âm), Chữ ghi các phụ âm cuối (17 phụ âm và tổ hợp âm) và quy định cách ghi từ trong tiếng Cơ Tu.

Trích yếu Bộ chữ viết Cơ Tu vừa được công bố.
Trích yếu Bộ chữ viết Cơ Tu vừa được công bố

UBND tỉnh Quảng Nam giao Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu lập hồ sơ, thủ tục đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt và chấp thuận việc dạy học tiếng DTTS trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Thông tư số 32/2021/TT-BGDĐT ngày 22/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bộ chữ này được sử dụng để biên soạn, ban hành chương trình và tài liệu bồi dưỡng để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Cơ Tu theo quy định tại Thông tư số 09/2023/TT-BGDĐT ngày 18/4/2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng DTTS.

Trước đó, Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Nam cũng đã tổ chức 2 Hội thảo “Thống nhất một bộ chữ viết cho người Cơ Tu ở Việt Nam” với sự tham gia của các nhà khoa học, đại diện tri thức là người Cơ Tu đến từ tỉnh Quảng Nam và thành phố Huế và các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan để đi đến thống nhất.

Tin cùng chuyên mục
Cao Bằng: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các DTTS từ Chương trình MTQG 1719

Cao Bằng: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các DTTS từ Chương trình MTQG 1719

Là vùng đất giàu truyền thống cách mạng với nhiều di tích lịch sử, văn hóa và là ngôi nhà chung của 95% đồng bào DTTS, trong những năm qua, tỉnh Cao Bằng đã tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa trên địa bàn. Qua đó, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Đặc biệt, với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), Cao Bằng đã có nhiều điều kiện thuận lợi để cụ thể hóa mục tiêu này.