Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Quảng Nam: Hài hòa không gian sinh sống của voi và người dân

PV - 16:41, 01/03/2019

Thời gian qua, voi rừng thường xuất hiện ở vùng núi Quảng Nam. Để bảo vệ các đàn voi rừng cũng như tính mạng và đời sống sản xuất của người dân, UBND tỉnh Quảng Nam đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm hài hòa không gian sống của voi rừng và người dân.

Đàn voi rừng xuất hiện ở Quảng Nam Đàn voi rừng xuất hiện ở Quảng Nam

Theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Nam, trên địa bàn tỉnh có 2 đàn voi. Đàn thứ nhất có ít nhất 7 cá thể sinh sống tại xã Quế Lâm và Phước Ninh huyện Nông Sơn, trong đó có cá thể đực (có ngà), cá thể trung niên và con non. Đàn thứ hai có khoảng 4-5 cá thể, chưa xác định rõ cấu trúc đàn. Đàn voi này sống biệt lập trong diện tích rừng và đất lâm nghiệp khoảng 26.000ha tại các xã Tiên Hiệp, Tiên Ngọc, Tiên Lãnh huyện Tiên Phước và xã Trà Dương, thị trấn Trà My, huyện Bắc Trà My.

Để bảo vệ đàn voi rừng cũng như bảo vệ tính mạng, hoa màu của người dân, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đã cho triển khai nhiều biện pháp, tuyên truyền, cảnh báo đến người dân. Hạt Kiểm lâm Trung Quảng Nam đã phối hợp với Vụ Bảo tồn thiên nhiên (Tổng cục Lâm nghiệp) tổ chức tập huấn phòng tránh xung đột và bảo vệ voi cho người dân hai xã Quế Lâm và Phước Ninh; cấp phát các dụng cụ nhằm xua đuổi voi vào lại rừng.

Tại 2 xã Quế Lâm và Phước Ninh đã thành lập 2 tổ bảo vệ voi, yêu cầu các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, cảnh báo người dân đang sinh sống và sản xuất tại khu vực voi thường xuyên xuất hiện để biết và phòng tránh nguy hiểm đến tính mạng, hạn chế vào rừng khi không cần thiết. Dứt khoát không được khiêu khích đàn voi.

Những năm qua, do môi trường sống bị tác động như, áp lực về đất sản xuất dẫn đến rừng bị phân mảnh nên vùng sống của đàn voi rừng bị tác động mạnh, đặc biệt là thức ăn của voi đang khan hiếm dần, điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh trưởng và tồn tại của đàn voi, gia tăng nguy cơ xung đột giữa loài voi với người. Thực trạng đã được chỉ rõ, vì vậy việc cần làm là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các chuyên gia, các nhà khoa học cần tiếp tục nghiên cứu có giải pháp giúp tỉnh Quảng Nam bảo tồn và phát triển đàn voi rừng; giảm nguy cơ xung đột giữa người và voi...

THIÊN ĐỨC