Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Quảng Nam: Đề xuất nổ mìn đánh sập 78 hầm vàng trái phép

T.Nhân-H.Trường - 04:36, 04/02/2024

Tình trạng khai thác vàng trái phép tại một số huyện miền núi tỉnh Quảng Nam luôn diễn ra nhức nhối và kéo dài hàng chục năm nay. Chính quyền các địa phương đã tổ chức nhiều đợt ra quân truy quét, thậm chí dùng mìn đánh sập các hầm khai thác vàng. Tuy nhiên, sau mỗi lần ra quân thì vàng tặc lại tái diễn.

Một điểm khai thác vàng trái phép tại huyện Phú Ninh
Một điểm khai thác vàng trái phép tại huyện Phú Ninh

Trong năm 2023, Công an huyện Phú Ninh đã phối hợp tổ chức 41 đợt; Công an xã Tam Lãnh tổ chức 47 đợt kiểm tra, truy quét khai thác khoáng sản tại khu vực mỏ vàng Bồng Miêu. Theo đó, đã phát hiện, phá hủy 241 hồ ngâm ủ, 13 máy nổ, 16 máy điện, 52 máy bơm nước, 2 máy hơi, 57 cối xay đá, 93 xe rùa, 154 lán trại, 12.320m dây điện, 36m dây ống nước, 9.930m bạt, 52 bao vôi, 1.501 lít dầu và nhiều công cụ, phương tiện thô sơ khác.

Vừa qua, UBND tỉnh Quảng Nam có công văn gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đề nghị bổ sung nội dung Đề án đóng cửa mỏ vàng Bồng Miêu (xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam). Lãnh đạo tỉnh cho biết, khi khảo sát khu vực Núi Kẽm, lực lượng chức năng phát hiện 78 cửa lò trái phép, tăng thêm 36 cửa lò trái phép so với đề án đóng cửa mỏ đã được Bộ TN&MT phê duyệt. Dự án đóng cửa mỏ khoáng sản quặng vàng Bồng Miêu được Bộ TN&MT phê duyệt, được khởi công tháng 7/2023. Tháng 12/2023, địa phương đã triển khai dự án dùng 1,5 tấn thuốc nổ đánh sập 47 cửa hầm vàng quanh mỏ vàng Bồng Miêu. Ngoài ra, công an cũng tổ chức nhiều đợt truy quét vàng tặc, nhưng tình trạng khai thác vàng trái phép vẫn diễn biến phức tạp.  



Tin cùng chuyên mục
Ưu tiên đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS

Ưu tiên đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS

Với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), trong thời gian qua, các địa phương đã tích cực, chủ động bố trí nguồn lực, thực hiện việc đối ứng ngân sách để đầu tư phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi. Qua đó góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân khu vực miền núi, vùng cao.