Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Quảng Bình: Đồng bào Công giáo đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế

Phạm Tiến - 06:03, 01/12/2023

Quảng bình hiện có 12% dân số theo đạo Công giáo, với 109.387 tín đồ. Phát huy truyền thống “Đại đoàn kết toàn dân tộc”, trong các giáo họ, giáo xứ…ở Quảng Bình xuất hiện ngày càng nhiều mô hình liên kết giúp nhau phát triển kinh tế vươn lên làm giàu chính đáng.

Chung tay xây dựng Nông thôn mới

Thôn Thanh Hải, xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch có phần đông đồng bào Công giáo sinh sống. Với tinh thần yêu “kính chúa, yêu nước”, bà con giáo dân ở thôn Thanh Hải đã đoàn kết, đồng lòng cùng chính quyền địa phương thực hiện phong trào “Toàn dân tích cực tham gia phong trào xây dựng Nông thôn mới. Nhờ đó, chỉ sau thời gian gắn, địa phương đã hoàn thành bộ 19 tiêu chí trong xây dựng Nông thôn mới.

(CĐ Tôn giáo): Quảng Bình: Đồng bào Công giáo đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế
Một tuyến đường giao thông ở khu dân cư Nông thôn mới kiểu mẫu Thanh Hải (xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch)

Đặc biệt, sau khi thôn Thanh Hải còn được UBND xã Thanh Trạch chọn làm điểm để xây dựng khu dân Nông thôn mới kiểu mẫu. Phát huy tinh thần đoàn kết Lương- Giáo, bà con nhân dân ở thôn Thanh Hải lại tiếp tục chặng đường xây dựng thôn xóm ngày càng khang trang. 

Hưởng ứng chương trình xây dựng khu dân Nông thôn mới kiểu mẫu, hàng loạt gia đình giáo dân đã hiến đất, góp công góp của xây dựng đường giao thông, cải tạo vườn tược...; Theo đó, sau 2 năm bền bỉ thực hiện, với sự hỗ trợ, đầu tư của chính quyền địa phương, thôn Thanh Hải đã hoàn thành bộ tiêu chí khu dân cư kiểu mẫu Nông thôn mới vào năm 2021. 

Trong đó, nhiều tiêu chí khó đã được chính quyền và Nhân dân thôn Thanh Hải đồng sức, đồng lòng thực hiện, được đánh giá đạt và đạt bền vững. Tiêu biểu là tiêu chí đường giao thông, 100% tuyến đường giao thông thôn, xóm được bê tông hóa; 100% tuyến đường xóm được trồng hoa, cây xanh dọc tuyến đường. Đặc biệt là về tiêu chí thu nhập, thôn Thanh Hải được đánh giá đạt bền vững.

Không chỉ ở thôn Thanh Hải, nhiều giáo dân, giáo xứ, giáo họ…ở Quảng Bình cũng đoàn kết với tín đồ tôn giáo khác để đồng lòng cùng chính quyền địa phương thực hiện phong trào “Toàn dân tích cực tham gia xây dựng Nông thôn mới”. Trong phong trào ấy xuất hiện nhiều gia đình giáo dân, Linh mục tiêu biểu đáng trân quý. Minh chứng như Linh mục Võ Minh Danh (Giáo xứ Bàu Sen, xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch).Linh mục đã dùng tiền của cá nhân và huy động ngày công trong giáo dân để xây mới Nhà Văn hóa thôn Thanh Sen 2, xã Phúc Trạch, trị giá 700 triệu đồng. Có nhà văn hóa mới, đồng nghĩa với việc thôn Thanh Sen 2 cũng hoàn thành thêm 1 trong bộ 19 tiêu chí về xây dựng Nông thôn mới.


(CĐ Tôn giáo): Quảng Bình: Đồng bào Công giáo đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế 1
Với tinh thần “kính chúa, yêu nước”, “sống tốt đời đẹp đạo” bà con giáo dân ở xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch đoàn kết xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp

 Ngoài ra, Linh mục Võ Minh Danh còn và làm đoạn đường bê tông rộng 3,5m, dài 118m từ đường Hồ Chí Minh vào suối Nước Moọc để phục vụ Nhân dân tham quan, lấy nước dùng khi mùa nắng hạn…

Hay như hộ gia đình giáo dân Hoàng Công Sự ở xã Quảng Minh (huyện Quảng Trạch) đã vận động Nhân dân được 220 triệu đồng để bê tông hóa đường liên thôn. Riêng gia đình ông Sư đã ủng hộ 600 triệu đồng để xây dựng nhà văn hóa thôn...

Cùng với sự đoàn kết Lương-Giáo và sự đóng góp của bà con giáo dân, Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới ở Quảng Bình đã đạt được nhiều kết quả to lớn. Tính đến tháng 12/2022, toàn tỉnh đã có 85 xã về đích Nông thôn mới, nhiều xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao và nhiều khu dân cư Nông thôn mới kiểu mẫu được hoàn thành.

Đoàn kết giúp nhau làm giàu

Cùng với Chương trình MTQG Nông thôn mới, đồng bào giáo dân ở Quảng Bình còn đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế. Nhiều khu dân cư giáo dân còn liên kết thành Tổ hợp tác, Hợp tác xã…trở thành trụ cột trong phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương.

Trong đó, phải kể đến các mô hình Tổ hợp tác đánh bắt hải sản trên biển của bà con ngư dân giáo dân giáo xứ Tân Mỹ (phường Quảng Phúc, thị xã Ba Đồn). Với với tàu cá công suất lớn cùng ngư lưới cụ hiện đại đem lại hiệu quả kinh tế cao giúp nhiều hộ gia đình giáo dân trở nên giàu có. Hiện ở Quảng Phúc có 8 Tổ hợp tác, với hơn 30 tàu đánh bắt hải sản trên biển của bà con giáo dân đang hoạt động có hiệu quả.

(CĐ Tôn giáo): Quảng Bình: Đồng bào Công giáo đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế 2
Mô hình Tổ hợp tác khai thác thủy sản trên biển của bà con giáo dân ở phường Quảng Phúc đã bồi đắp thêm cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng vững chắc, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc

Ngư dân Trần Văn Thông, Phường Quảng Phúc, Thị xã Ba Đồn chia sẻ: “Từ ngày thành lập tổ hợp tác, chúng tôi yên tâm bám biển dài ngày hơn. Do đó, hiệu quả kinh tế cũng tăng cao nhờ giảm chi phí đi lại”.

Theo tìm hiểu của phóng viên, các thành viên trong Tổ hợp tác đánh bắt hải sản trên biển ở Quảng Phúc có sự tương trợ, phân công nhiệm vụ cụ thể. Các thành viên Tổ hợp tác đã liên kết chặt chẽ để tổ chức sản xuất, trao đổi thông tin ngư trường khai thác, thị trường giá cả sản phẩm đánh bắt. 

Ngoài ra, các thành viên Tổ hợp tác còn hỗ trợ trong khai thác, vận chuyển tiêu thụ sản phẩm. Bảo vệ tài sản, cứu hộ cứu nạn khi có sự cố xảy ra trên biển. Mô hình các Tổ hợp tác đánh bắt hải sản trên biển của bà con giáo dân ở phường Quảng Phúc là hình thức liên kết mang lại hiệu quả đánh bắt trên biển. Điều ý nghĩa khác là, thông qua mô hình Tổ hợp tác, bà con giáo dân ở Quảng Phúc đã bồi đắp thêm cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng vững chắc; góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Hiện nay, các mô hình Tổ hợp tác khai thác thủy sản trên biển ở phường Quảng Phúc được nhìn nhận là trụ cột trong việc phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương. Cùng với đội tàu, những dịch vụ khác như mua bán, chế biến thủy sản…đã giải quyết được nhiều lao động Lương- Giáo ở địa phương có thêm thu nhập. Nhờ đó, kinh tế - xã hội ở địa phương ngày càng phát triển, an sinh xã hội được đảm bảo.

Với phương châm sống “Tốt đời, đẹp đạo”; “Kính chúa yêu nước”, bà con giáo dân ở Quảng Bình sắc son một lòng với Đảng; đoàn kết cùng các tín đồ tôn giáo khác xây dựng quê hương “Hai giỏi” ngày càng giàu mạnh. 

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Đánh giá kết quả triển khai thực hiện Dự án 8

Đăk Hà (Kon Tum): Đánh giá kết quả triển khai thực hiện Dự án 8

Ngày 30/12, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả triển khai thực hiện Dự án 8 năm 2024, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719).