Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Quan tâm đến chính sách đất đai với đồng bào DTTS

Phạm Tiến - 4 giờ trước

Lĩnh vực đất đai đối với vùng đồng bào DTTS được các chuyên gia, diễn giả hết sức quan tâm nêu ý kiến, quan điểm tại Hội thảo khoa học “Chính sách phát triển kinh tế vùng dân tộc thiểu số và miền núi-Thực trạng và những đề xuất cho dự thảo luật về lĩnh vực dân tộc” diễn ra tại TP Huế. Trong đó, có những nội dung như việc tái thiếu đất sản xuất; Hiệu số sử dụng đất; Đất ở, đất sản xuất…, đã có những tham luận phân tích chuyên sâu.

Trong khuôn khổ Hội thảo, chính sách đất đai vùng DTTS được các đại biểu, chuyên gia và diễn giả quan tâm đặc biệt
Trong khuôn khổ Hội thảo, chính sách đất đai vùng DTTS được các đại biểu, chuyên gia và diễn giả quan tâm đặc biệt

Như Báo Dân tộc và Phát triển đã đưa tin, sáng nay 27/3, tại TP Huế diễn ra Hội thảo khoa học “Chính sách phát triển kinh tế vùng dân tộc thiểu số và miền núi-Thực trạng và những đề xuất cho dự thảo luật về lĩnh vực dân tộc”. Trong khuôn khổ Hội thảo, chính sách đất đai đối với đồng bào DTTS được các đại biểu, chuyên gia và các diễn giả quan tâm đặc biệt.

Chuyên gia Trương Quốc Cần, Viện tư vấn Phát triển Kinh tế Xã hội nông thôn và miền núi nhìn nhận: "Trong hai thập kỷ qua, đã có 3 văn bản Luật; 6 Nghị quyết của TW Đảng và Quốc hội; 11 Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và 5 Nghị định, 6 Thông tư có các quy định liên quan đến chính sách đất đai với đồng bào DTTS được ban hành, thực thi”. ÔngTrương Quốc Cần viện dẫn, Luật Đất đai 2024 đã thể chế hóa nhiều nội dung về chính sách đất đai đối đồng bào DTTS. Trong đó, Luật đã quy định theo hướng mở rộng đối tượng thụ hưởng, quy định cụ thể về cơ chế tạo quỹ đất để thực hiện chính sách đất đai với đồng bào DTTS. Bên cạnh đó, Luật đất đai 2024, cũng đã cụ thể hóa nhiều nội dung liên quan các thủ tục và điều kiện giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có liên quan đến đồng bào DTTS.

Nội dung thiếu đất, tái thiếu đất trong vùng DTTS được các chuyên gia tham gia Hội thảo phân tích sâu
Nội dung hiệu số sử dụng đất, thiếu đất, tái thiếu đất... trong vùng DTTS được các chuyên gia tham gia Hội thảo phân tích sâu

Chính sách hỗ trợ đất đai đối với vùng DTTS cũng được Đảng và Nhà nước ta triển khai và thực hiện có hiệu quả. Từ năm 2003 đến 2016, đã hỗ trợ đất ở cho hơn 93.600 hộ DTTS, hỗ trợ đất sản xuất cho hơn 107.800 hộ DTTS. 

Tiếp đến trong giai đoạn 2017 đến 2020, đã hỗ trợ đất ở cho 9.523 hộ và hỗ trợ đất sản xuất cho 3.900 hộ DTTS. Với những chính sách tương đối đồng bộ để hỗ trợ đất canh tác và thúc đẩy sản xuất đã triển khai, tỷ lệ hộ nghèo trong vùng DTTS đã giảm gần 60 điểm phần trăm. Nếu tại thời điểm 1993, tỷ lệ hộ nghèo trong vùng DTTS chiếm đến 86% thì đến năm 2020 con số này đã giảm xuống còn 27,2%.

Đặc biệt theo Quyết định 1719/2021/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) được triển khai. Chính sách đất đai đối với đồng bào DTTS một lần nữa được quan tâm đặc biệt. 

Nội dung thiếu đất ở, đất sản xuất trong vùng DTTS được đưa vào Dự án 1, Chương trình MTQG 1719 để triển khai thực hiện trong phạm vi toàn quốc. Lần này, tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất trong vùng DTTS và miền núi được kiểm kê, phân loại chi tiết. Từ đó, các địa phương được cấp ngân sách để thực hiện chính sách đất ở đất sản xuất trong vùng DTTS một cách đồng bộ.

Đảng và Nhà nước ta đã ban hành và thực thi có hiệu quả nhiều chính về đất đai trong vùng DTTS
Đảng và Nhà nước ta đã ban hành và thực thi có hiệu quả nhiều chính về đất đai trong vùng DTTS

Tương tự, PGS.TS. Trần Thanh Đức,Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế khẳng định: “Về chính sách giao đất giao rừng, Nhà nước đảm bảo cho đồng bào DTTS, cộng đồng dân cư sinh sống phụ thuộc vào rừng được giao rừng gắn với giao đất để sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp. Điều này đã được quy định tại Khoản 6, Điều 4, Luật Lâm nghiệp năm 2027”.

Đặc biệt, phần thảo luận tại Hội Thảo, nhiều chuyên gia cho rằng, chính sách về đất đai trong vùng DTTS đã được Đảng, Nhà nước và các địa phương đặc biệt quan tâm và triển khai có hiệu quả. Xét về quy mô diện tích, đất canh tác mà các hộ DTTS sử dụng không thấp hơn các hộ dân tộc kinh. Theo số liệu điều tra nông nghiệp năm 2020 thì, diện tích đất canh tác bình quân vùng nông thôn là 1.560m2/hộ. Trong khi đó, theo số liệu điều tra kinh tế-xã hội 53 DTTS năm 2019 cho thấy, diện tích đất canh tác trung bình của hộ DTTS là 1.650m2.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây ở vùng DTTS đang có xu hướng tái thiếu đất sản xuất, đất ở. Ở nội dung “ thiếu đất; tái thiếu đất”, chuyên gia Trương Quốc Cần, Viện tư vấn Phát triển Kinh tế Xã hội nông thôn và miền núi phân tích: “Việc quy hoạch rừng không sát với thực tế sử dụng, nên nhiều thôn bản, nhà dân vẫn nằm trong quy hoạch đất lâm nghiệp. Do đó, khi kiểm kê số thôn bản, nhà dân này đương nhiên sẽ rơi vào diện thiếu đất ở và đất sản xuất."

Ở nội dung tái thiếu đất, các đại biểu cho rằng, Luật đất đai năm 2024 đã nêu nhiều quy định về chính sách cấp đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS, nhưng chưa có các quy định chi tiết để bảo vệ quyền sử dụng đất cho đồng bào DTTS. Trong thực tế, có tình trạng có nhiều hộ DTTS trước đây có đất nhưng đã bán nên tái thiếu đất.

Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS. Để hiện thực hóa các định hướng của Đảng trong việc phát triển toàn diện vùng DTTS, nhiều chương trình chính sách hỗ trợ đất đai, với nguồn lực lớn trong vùng DTTS đã được triển khai. 

Tuy nhiên, vấn đề thiếu đất ở đất sản xuất trong vùng DTTS vẫn chưa được giải quyết triệt để. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, trong vùng DTTS còn xuất hiện thêm thực trạng tái thiếu đất.

Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng góp phần phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS
Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng góp phần phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS

Trước thực tế đó, nhiều ý kiến tại Hội thảo cũng đã thống nhất cho rằng, cần có chương trình tổng rà soát lại hiện trạng sử dụng đất do các Ban quản lý rừng, công ty Lâm nghiệp và đất du UBND cấp xã vùng DTTS đang quản lý. Từ đó, có chính sách thu hồi đất phù hợp để đẩy nhanh tiến độ giao đất cho hộ DTTS sản xuất. Nhà nước cần có quy định chặt chẽ việc mua bán đất sản xuất, đất ở được giao theo chính sách trong vùng DTTS để hạn chế tình trạng tái thiếu đất.

 Bên cạnh đó, cơ quan chức năng và chính quyền địa phương cũng cần hướng dẫn hộ đồng bào thụ hưởng chính sách hỗ trợ đất đai gắn với mô hình sinh kế trên đất được cấp. Từ đó, nâng cao hiệu suất sử dụng đất, đưa đất về đúng vị trí là tư liệu sản xuất để phát triển kinh tế xã hội. Làm được như vậy, tin chắc công cuộc xóa đói giảm nghèo vùng DTTS sẽ được đẩy nhanh. Mục tiêu phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi sẽ sớm đạt được đúng theo định hướng. 

Tin cùng chuyên mục