Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Phước Sơn (Quảng Nam): Phấn đấu cuối năm 2025 cơ bản đẩy lùi tảo hôn

T.Nhân – H.Trường - 22:10, 11/12/2024

Nhằm nâng cao nhận thức về phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) cho người dân trên địa bàn, UBND huyện Phước Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã ban hành nhiều kế hoạch, chương trình để triển khai thực hiện. Trong đó, việc thực hiện Đề án giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống giai đoạn 2020 - 2025 bước đầu phát huy hiệu quả.

Phòng Dân tộc Phước Sơn nỗ lực tuyên truyền phòng chống tảo hôn đến với người dân.
Phòng Dân tộc Phước Sơn nỗ lực tuyên truyền phòng chống tảo hôn đến với người dân.

Triển khai Tiểu dự án 2 Dự án 9, trong thời qua, Phòng Dân tộc huyện đã phối hợp với UBND các xã tổ chức 16 Hội nghị tập huấn tuyên truyền về nạn TH&HNCHT. Đồng thời, Phòng cũng đã phối hợp với Phòng Giáo dục, Huyện Đoàn, Trung tâm y tế huyện, Trường THPT Khâm Đức và Trường PTDTNT THCS và THPT huyện, tổ chức 13 hội thi Rung chuông vàng cho đối tượng là học sinh trong độ tuổi vị thành niên, để tuyên truyên, giáo dục, nâng cao nhận thức…

Trong giai đoạn 2021 – 2025, huyện Phước Sơn đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể của huyện, xã, thị trấn trên địa bàn đẩy mạnh triển khai thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT trên địa bàn huyện (Đề án 498) và Đề án giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Phước Sơn. Qua hơn 3 năm triển khai, Phước Sơn đã phát huy tổng lực sức mạnh của cá nhân, tập thể để chung tay đẩy lùi vấn nạn, đã đạt được những kết qủa tích cực.

Nhờ triển khai tốt công tác tuyên truyền, tỷ lệ tảo hôn trên địa bàn đã giảm mạnh. Trong đó, đối với Đề án về giảm thiểu tảo hôn, ngoài sự chỉ đạo sâu sắc của các cấp chính quyền, vai trò của già làng, trưởng thôn, Người có uy tín, đội ngũ cộng tác viên cũng được phát huy mạnh mẽ trong việc tuyên truyền, giáo dục, vận động những trường hợp nguy cơ tảo hôn tại địa phương hiểu được những hệ lụy của vấn nạn này mà từ bỏ.

Các ban, ngành liên quan huyện cũng gắn trách nhiệm là thành viên của Ban Chỉ đạo Đề án để lồng ghép với các hoạt động chuyên môn của đơn vị mình để tuyên truyền về giảm thiểu tảo hôn, như: Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, dân số và kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên...

Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị phần nào đã đánh thức được ý thức tự giác, trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi gia đình tự giác chấp hành và hạn chế đến mức thấp nhất để xảy ra tình trạng TH&HNCHT trong gia đình của mình. Đồng thời, thông qua công tác tuyên truyền đã giúp cho đồng bào DTTS nói riêng và người dân trên địa bàn nói chung có nhận thức đầy đủ hơn về hậu quả, hệ lụy của vấn nạn này đối với cá nhân, gia đình và xã hội; từ đó có sự thay đổi trong hành vi góp phần giảm thiểu TH&HNCHT ở địa phương.

“Trong thời gian tới, bên cạnh triển khai hiệu quả Tiểu dự án 2 Dự án 9 Chương trình MTQG 1719, huyện Phước Sơn sẽ đẩy mạnh thực hiện tốt hơn Đề án giảm thiểu TH&HNCHT giai đoạn 2 (2023 – 2025) nhằm từng bước đẩy lùi tảo hôn. Với mục tiêu đến cuối năm 2025 cơ bản đẩy lùi tảo hôn, Phòng Dân tộc huyện đang tham mưu cấp huyện ban hành các Kế hoạch triển khai Đề án, cũng như các hoạt động liên quan Tiểu dự án 2 Dự án 9 Chương trình MTQG 1719 về phòng, chống tảo hôn” ông Nguyễn Văn Bằng – Trưởng Phòng Dân tộc huyện Phước Sơn cho biết.


Tin cùng chuyên mục
Chương trình MTQG 1719 góp phần giữ vững, nâng chất tiêu chí NTM ở vùng biên giới biển tỉnh Sóc Trăng

Chương trình MTQG 1719 góp phần giữ vững, nâng chất tiêu chí NTM ở vùng biên giới biển tỉnh Sóc Trăng

Thị xã Vĩnh Châu nằm ở khu vực ven biển tỉnh Sóc Trăng, có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống (chiếm hơn 70% dân số), trong đó dân tộc Khmer chiếm trên 53%. Những năm qua, triển khai thực hiện hiệu quả các dự án, nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), diện mạo vùng nông thôn của thị xã đã đổi thay đáng kể, cuộc sống của đồng bào đã ấm no và đang ngày càng khởi sắc. Bên cạnh đó, nguồn lực đầu tư, hỗ trợ lồng ghép từ Chương trình góp phần giữ vững và nâng chất các tiêu chí nông thôn mới.