Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh lần đầu tiên thăm Romania

PV - 18:42, 09/07/2018

Nhận lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Romania Teodor Melescanu, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã thăm chính thức Romania từ ngày 06-07/7/2018.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh gặp Phó Chủ tịch Hạ viện Carmen Ileana Mihalcescu. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh gặp Phó Chủ tịch Hạ viện Carmen Ileana Mihalcescu.

 

Trong thời gian chuyến thăm, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã gặp Phó Chủ tịch Hạ viện Carmen Ileana Mihalcescu, hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Teodor Melescanu, hội kiến Thủ tướng Viorica Dancila.

Tại cuộc gặp với Phó Chủ tịch Hạ viện Romania Carmen Ileana Mihalcescu, hai bên bày tỏ hài lòng trước quan hệ truyền thống hữu nghị giữa hai nước suốt gần 7 thập kỷ qua; hai nước duy trì quan hệ chính trị - đối ngoại tốt đẹp, đặc biệt là Quốc hội hai nước thường xuyên trao đổi đoàn giữa các Uỷ ban và ở cấp cao, phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn quốc tế như Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới IPU, qua đó tạo điều kiện cho việc tăng cường quan hệ mọi mặt giữa hai nước, hai dân tộc.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh chúc mừng Romania nhân dịp kỷ niệm 100 năm thành lập quốc gia (1918-2018), đánh giá cao sự giúp đỡ hỗ trợ của đất nước và nhân dân Romania dành cho Việt Nam nhiều năm qua, trong đó có việc đào tạo cho Việt Nam hơn 4000 sinh viên, những người đã và đang đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ở Việt Nam cũng như cho quan hệ hữu nghị giữa hai dân tộc, đồng thời bày tỏ mong muốn của Chính phủ Việt Nam tiếp tục củng cố và phát triển quan hệ mọi mặt với Romania, nhất là trong lĩnh vực kinh tế – thương mại – đầu tư và trong những lĩnh vực hai nước có thể bổ trợ cho nhau.

Phó Chủ tịch Hạ viện Carmen Ileana Mihalcescu khẳng định ủng hộ Chính phủ hai nước trong việc phát triển toàn diện hợp tác song phương; Quốc hội Romania ủng hộ việc sớm ký kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và sẽ phê chuẩn Hiệp định bảo hộ đầu tư IPA sau khi được Hiệp định này được ký chính thức.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Ngoại giao Teodor Melescanu. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Ngoại giao Teodor Melescanu.

 

 

Tại cuộc hội đàm giữa Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Ngoại giao Romania Teodor Melescanu, Bộ trưởng Teodor Melescanu hoan nghênh Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoai giao Phạm Bình Minh lần đầu tiên đến thăm Romania, cho rằng chuyến thăm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác hai nước phát triển cả về bề rộng và chiều sâu; khẳng định Việt Nam đã và đang là đối tác quan trọng của Romania tại châu Á và Đông Nam Á; mong muốn hai bên sẽ cùng nỗ lực để đưa quan hệ hợp tác hai nước phát triển hiệu quả và thực chất trên tất cả các mặt.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh, những tiến triển trong quan hệ kinh tế – thương mại – đầu tư giữa hai nước trong thời gian gần đây tuy còn khiêm tốn nhưng là tiền đề quan trọng để hai bên tiếp tục phát huy và tăng cường hợp tác. Phó Thủ tướng cũng cho rằng giao lưu nhân dân giữa hai nước cũng cần được chú trọng, trong đó có việc tổ chức các hoạt động văn hoá tại mỗi nước, mời đoàn nghệ thuật của Romania tham gia Festival Huế 2019; và đề nghị Chính phủ Romania tạo điều kiện cho cộng đồng người Việt Nam tại Romania sinh sống, làm ăn, hội nhập và đóng góp cho sở tại cũng như góp phần cho quan hệ hữu nghị giữa hai nước, hai dân tộc phát triển tốt đẹp.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Ngoại giao Romania Teodor Melescanu đánh giá cao những tiến triển tích cực trong quan hệ hai nước thời gian qua, nhất là trên phương diện chính trị - ngoại giao, thể hiện qua việc trao đổi nhiều đoàn các cấp, các ngành và các địa phương.

Tuy nhiên quan hệ kinh tế – thương mại – đầu tư vẫn chưa tương xứng: kim ngạch hai chiều năm 2017 đạt 207 triệu USD và Romania có 2 dự án đầu tư tại Việt Nam với số vốn 1,2 triệu USD; hai nước còn nhiều tiềm năng và lợi thế có thể khai thác và phát triển.

Romania có kinh nghiệm và công nghệ trong các lĩnh vực năng lượng, dầu khí, khai khoáng, dược phẩm, vật liệu xây dựng, chế biến gỗ, nông nghiệp và chế biến thực phẩm… có thể chia sẻ và hợp tác với Việt Nam; Việt Nam có thể xuất khẩu thuỷ hải sản, trái cây nhiệt đới, sản phẩm dệt may vào thị trường Romania.

Hai bên đánh giá cao và cho rằng cần duy trì trao đổi các đoàn nghệ thuật dân gian, sản xuất phim, phối hợp tổ chức các sự kiện văn hóa, tham dự các lễ hội tại mỗi nước.

Bên cạnh đó, hai bên cũng nhất trí tiếp tục thúc đẩy hợp tác về du lịch, khoa học - kỹ thuật, xem xét khả năng đưa lao động tay nghề cao của Việt Nam sang làm việc tại Romania. Hai bên cũng nhất trí tăng cường hợp tác trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, trong đó  Romania nhất trí tăng học bổng cho Việt Nam và mời Việt Nam cử cán bộ ngoại giao trẻ sang Romania tham dự các khoá đào tạo ngắn hạn.

Hai bên đánh giá cao và mong muốn thúc đẩy hơn nữa hợp tác địa phương, giữa các cặp thành phố như thành phố Hồ Chí Minh và Bucharest, Huế và Iasi, Đà Nẵng và Timisoara, Bến Tre và tỉnh Tulcea…

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Ngoại giao Romania Teodor Melescanu phát biểu với báo chí về kết quả hội đàm. Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Ngoại giao Romania Teodor Melescanu phát biểu với báo chí về kết quả hội đàm.

 

 

Hai bên cũng đã trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực, phối hợp trên các diễn đàn đa phương, nhất là tại Liên hợp quốc, Cộng đồng Pháp ngữ (Francophonie), Diễn đàn hợp tác Á– Âu (ASEM)... cũng như trong các vấn đề hai bên cùng quan tâm như quản lý bền  vững  nguồn nước (sông Danube và sông Mekong); và việc duy trì hoà bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới, giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, các Công ước của Liên hợp quốc trong đó có Công ước về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).

Với vai trò là Chủ tịch EU trong 6 tháng đầu năm 2019, Romania khẳng định ủng hộ quan hệ Việt Nam với EU trong đó có Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA); Việt Nam sẵn sàng là cầu nối cho Romania với ASEAN và các nước thành viên.

Sau hội đàm, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Ngoại giao Romania Teodor Melescanu đã có phát biểu với báo chí về kết quả hội đàm, cho biết hai bên đã có cuộc đối thoại cởi mở và hiệu quả, trong đó đã thông báo cho nhau về tình hình mỗi nước, trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.

Hai bên đã dành nhiều thời gian trao đổi, thống nhất các biện pháp cụ thể nhằm đưa hợp tác song phương đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả thiết thực trên tất cả các lĩnh vực như kinh tế – thương mại, khoa học – công nghệ, giáo dục – đào tạo, văn hoá – du lịch, an ninh – quốc phòng, hợp tác địa phương và giao lưu nhân dân, cũng như sẽ tiếp tục ủng hộ và phối hợp với nhau trên các diễn đàn khu vực và quốc tế.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Ngoại giao Romania Teodor Melescanu đã chứng kiến việc ký Bản ghi nhớ về hợp tác giữa Học viện Ngoại giao Việt Nam và Học viện Ngoại giao Romania.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh hội kiến Thủ tướng Romania Viorica Dancila. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh hội kiến Thủ tướng Romania Viorica Dancila.

 Cùng ngày, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã hội kiến Thủ tướng Romania Viorica Dancila, cùng dự có Phó Thủ tướng phụ trách đối ngoại Ana Birchall.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh bày tỏ vui mừng lần đầu tiên được đến thăm đất nước Romania tươi đẹp; chúc mừng những thành tựu mà Nhà nước và nhân dân Romaniađã đạt được trong công cuộc hội nhập và phát triển kinh tế - xã hội, với tăng trưởng GDP năm 2017 đạt mức kỷ lục 7% (cao nhất EU).

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh thông báo đã có cuộc hội đàm thành công với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Romania, hai bên đã trao đổi nhiều biện pháp cụ thể cũng như nhất trí hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm thúc đẩy quan hệ hai nước trên nhiều lĩnh vực, nhất là về hợp tác kinh tế-thương mại – đầu tư, nông nghiệp, giáo dục – đào tạo, giao lưu văn hoá, hợp tác giữa các địa phương… và mở rộng sang các lĩnh vực hợp tác khác như lao động, du lịch…

Thủ tướng Romania đánh giá cao tiềm năng của Việt Nam và cho rằng hai nước có rất nhiều cơ hội để nâng tầm quan hệ, nhất là trong lĩnh vực kinh tế - thương mại – đầu tư cũng như khoa học - công nghệ; Việt Nam có tiềm năng trong lĩnh vực đào tạo lao động có tay nghề kỹ thuật cao, cần cù, chịu khó, ham học hỏi, sẽ đáp ứng tốt các yêu cầu của thị trường Romania.

Hai bên nhất trí để đưa quan hệ kinh tế - thương mại tương xứng với quan hệ chính trị - đối ngoại cũng như tiềm năng và nguyện vọng của hai bên, cần tháo gỡ những vướng mắc trong hợp tác kinh tế, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của cơ chế Ủy ban hợp tác Liên chính phủ hai nước, củng cố khuôn khổ pháp lý trong đó có đàm phán, ký kết các văn bản pháp lý về hợp tác kinh tế, nông nghiệp, văn hoá – giáo dục...

Nhân dịp này, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã chuyển lời chào và lời mời thăm Việt Nam của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đến Thủ tướng Viorica Dancila và Thủ tướng đã vui vẻ nhận lời.

* Cũng trong ngày 06/7/2018, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Đoàn đã đến thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Romania, thăm hỏi và nói chuyện thân tình với cán bộ Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Romania.

Phó Thủ tướng đánh giá Đại sứ quán với số lượng cán bộ nhân viên ít nhưng luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, thúc đẩy quan hệ song phương với sở  tại trên nhiều lĩnh vực: chính trị, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hoá...

Bên cạnh công tác chuyên môn, Đại sứ quán cũng đã làm tốt công tác về người Việt Nam ở nước ngoài và bảo hộ công dân, tổ chức nhiều hoạt động biểu diễn văn hoá nghệ thuật phục vụ kiều bào, hỗ trợ dạy và học tiếng Việt. Kết quả và thành tích của cán bộ nhân viên Đại sứ quán được Lãnh đạo sở tại và cộng đồng hoan nghênh và ghi nhận.

Thay mặt cộng đồng, ông Phạm Duy Hưng, Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Romania báo cáo với Phó Thủ tướng về tình hình cộng đồng người Việt Nam tại Romania với hơn một ngàn người đa số đã định cư, có địa vị pháp lý, sinh sống ổn định và làm việc tại đây luôn đoàn kết với nhau, duy trì các lớp học tiếng Việt và các hoạt động tập thể kết nối cộng đồng, gắn bó với Đại sứ quán, coi Đại sứ quán như mái nhà chung, tham gia tích cực vào các hoạt động do Đại sứ quán phát động, luôn hướng về quê hương đất nước. Đại diện Hội Phụ nữ, Hội Doanh nghiệp và Hội sinh viên tại Romania đã phát biểu ý kiến, bày tỏ phấn khởi trước thành tựu phát triển của đất nước, cảm ơn sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và Chính phủ dành cho cộng đồng.

Phó Thủ tướng Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh thông báo với bà con về về tình hình đất nước: kinh tế tăng trưởng cao, an sinh xã hội được bảo đảm, chủ quyền lãnh thổ được giữ vững, vai trò và vị thế quốc tế được nâng cao... Phó Thủ tướng nhấn mạnh trong thành tựu chung đó có đóng góp không nhỏ của kiều bào ta ở nước ngoài, trong đó có kiều bào ta tại Romania.

Phó Thủ tướng đánh giá cao cộng đồng người Việt Nam tại Romania luôn đoàn kết, đùm bọc, yêu thương nhau, hội nhập tốt với sở tại, có nhiều hoạt động hướng về Tổ quốc.

Phó Thủ tướng khẳng định Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong đó có cộng đồng tại Romania, mong muốn cộng đồng phát triển và đóng góp cho xã hội sở tại cũng như là cầu nối quan trọng cho quan hệ hữu nghị giữa hai nước.

Theo Chính phủ

Tin cùng chuyên mục
Sóc Trăng: Người có uy tín góp sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Sóc Trăng: Người có uy tín góp sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Những năm qua, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn khu vực biên giới biển của tỉnh Sóc Trăng luôn phát huy vai trò của mình trong các hoạt động tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới. Đồng thời, họ còn là những “cột mốc sống” mẫu mực chung tay xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.