Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang dự Lễ phát động trồng 1 triệu hecta lúa chất lượng cao tại Hậu Giang

Như Tâm - Lê Vũ - 05:40, 13/12/2023

Sáng 12/12, tại xã Vị Trung, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang, trước sự chứng kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cùng UBND tỉnh Hậu Giang đã tổ chức lễ phát động triển khai Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đông bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030”

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tham quan các mô hình được trưng bày tại buổi lễ.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tham quan các mô hình được trưng bày tại buổi lễ

Lễ phát động triển khai đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao là hoạt động trong chuỗi sự kiện của Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023, với chủ đề “Gạo xanh- Sống lành”. ĐBSCL luôn là một trong các vùng sản xuất lúa gạo chính của Việt Nam. Sản lượng lúa sản xuất tại vùng những năm gần đây luôn ổn định ở mức 24 - 25 triệu tấn, chiếm trên 50% sản lượng lúa sản xuất và trên 90% sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước, tạo việc làm và thu nhập cho hàng triệu hộ sản xuất nông nghiệp trong vùng. 

Với nhiều lợi thế về điều kiện đất đai, khí hậu; người dân cần cù, có truyền thống sản xuất lúa nước lâu đời, cùng với sự mạnh dạn trong áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, ngành lúa gạo của ĐBSCL đã thu được nhiều thành công và góp phần khẳng định thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế. Thông qua dự án VnSAT, người dân trồng lúa tại đây đã bước đầu quen thuộc với các quy trình canh tác bền vững, hướng tới giảm phát thải, đã bước đầu đo đạc được lượng khí phát thải từ sản xuất lúa.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang và bà Carolyn Turk, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam thực hiện nghi thức đưa lúa giống vào máy gieo sạ lúa.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang và bà Carolyn Turk - Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam thực hiện nghi thức đưa lúa giống vào máy gieo sạ lúa.

Tuy nhiên, hiện nay ngành lúa gạo Việt Nam đang đứng trước rất nhiều thách thức, khó khăn và yêu cầu phải “chuyển mình”. Biến đổi khí hậu, biến động thị trường và biến chuyển xu thế tiêu dùng thế giới ngày càng tác động mạnh hơn đối với nông nghiệp, trong đó có lúa gạo. Yêu cầu của thị trường ngày càng cao, quy định của các nước nhập khẩu ngày càng nghiêm ngặt. Đó là chất lượng gạo phải được nâng cao, phải tuân thủ trách nhiệm cộng đồng trong bảo vệ môi trường thông qua việc giảm thiểu sử dụng đầu vào sản xuất có nguồn gốc hóa học, sản xuất giảm phát thải. Tại COP 26, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ký cam kết phấn đấu đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Thịnh vượng khởi đầu từ người trồng lúa, Đề án chính là từng nấc thang đưa “người trồng lúa” đến với “sự thịnh vượng”.
Thịnh vượng khởi đầu từ người trồng lúa, Đề án chính là từng nấc thang đưa “người trồng lúa” đến với “sự thịnh vượng”.

Chính từ bối cảnh ấy, Đề án “Phát triển bền vững một triệu hec-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” đã được Chính phủ phê duyệt, ban hành với mục tiêu hình thành được một triệu ha vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng các quy trình canh tác bền vững nhằm gia tăng giá trị, phát triển bền vững ngành lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thu nhập và đời sống của người trồng lúa, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính, góp phần thực hiện các cam kết của Việt Nam với quốc tế.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan phát biểu phát động đề án.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan phát biểu phát động đề án

Phát biểu tại Lễ phát động, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan thông tin, trong quá trình triển khai Đề án, chúng ta sẽ thực hiện thí điểm các chính sách mới như: Chi trả tín chỉ các - bon dựa trên kết quả; tập trung vào sản xuất phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh; phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng tuần hoàn, tận dụng tối đa phụ phẩm từ sản xuất lúa gạo; khai thác đa giá trị, tạo ra nhiều sản phẩm chế biến từ lúa gạo... Các thí điểm thành công tại ĐBSCL sẽ được mở rộng ra toàn quốc, hướng tới mục tiêu đưa “Phát triển xanh, giảm phát thải, chất lượng cao” trở thành thương hiệu của lúa gạo Việt Nam. Sự thay đổi nhận thức của người sản xuất và kinh doanh lúa gạo; hợp tác công - tư hiệu quả; và sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế như WB, IFC, ADB, IRRI… sẽ là chìa khóa thành công cho Đề án.

Các máy bay (Drone) sử dụng trong nông nghiệp trình diễn tại buổi lễ
Các máy bay (Drone) sử dụng trong nông nghiệp trình diễn tại buổi lễ

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT tin rằng, từ những chính sách mới và đột phát đó, Đề án hướng tới mục tiêu quan trọng nhất là tạo ra sinh kế và định hướng phát triển bền vững cho người nông dân trồng lúa - là chủ thể, nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn.