Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Phổ biến, quán triệt sâu rộng, nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách trong giai đoạn mới

Mai Hương - 16:58, 22/07/2025

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 1560/QĐ-TTg về Ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 30 tháng 10 năm 2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới. Qua đó cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp của Chỉ thị, tăng cường nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và địa phương trong việc thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển bền vững, bao trùm.

Thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 39-CT/TW của Ban Bí thư về nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới
Thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 39-CT/TW của Ban Bí thư về nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới

Kế hoạch xác định rõ việc tổ chức phổ biến, quán triệt sâu rộng nội dung Chỉ thị số 39-CT/TW trong toàn hệ thống chính trị. Đặc biệt nhấn mạnh đến đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, nhất là những người trực tiếp thực hiện công việc liên quan đến tín dụng chính sách xã hội để nâng cao nhận thức, nắm vững tinh thần, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Đồng thời, kế hoạch yêu cầu nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội. Các bộ, ngành, địa phương cần phối hợp chặt chẽ, tạo điều kiện để các tổ chức chính trị - xã hội tham gia vào hoạt động tín dụng thông qua công tác tuyên truyền, giám sát, phản biện và hỗ trợ thực hiện các chương trình cho vay. Việc thực hiện các nội dung ủy thác từ Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) cần được đảm bảo đầy đủ và hiệu quả, đúng quy trình.

Một nhiệm vụ trọng tâm là tăng cường vận động đóng góp vào Quỹ "Vì người nghèo" nhằm bổ sung nguồn vốn cho tín dụng chính sách xã hội. Song song với đó, chính quyền các cấp cần tổ chức tốt việc điều tra, xác định đúng đối tượng thụ hưởng, như: Hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo để làm cơ sở cho NHCSXH triển khai cho vay đúng mục tiêu. Việc sử dụng vốn vay cũng phải được kiểm tra, giám sát thường xuyên để bảo đảm hiệu quả.

Kế hoạch cũng đặt ra yêu cầu hoàn thiện hệ thống chính sách tín dụng theo hướng bao trùm và bền vững. Các bộ, ngành cần rà soát, đánh giá hiệu quả các chương trình tín dụng hiện hành để đề xuất điều chỉnh, bổ sung phù hợp với thực tế. Trong đó, chú trọng việc mở rộng đối tượng thụ hưởng, nâng mức cho vay, kéo dài thời hạn vay, tăng mức ưu đãi cho hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, các khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh, hoặc hoàn cảnh khẩn cấp.

Nghiên cứu mở rộng phạm vi, quy mô, địa bàn, đối tượng, nâng mức cho vay, thời hạn vay
Nghiên cứu mở rộng phạm vi, quy mô, địa bàn, đối tượng, nâng mức cho vay, thời hạn vay

Kế hoạch cũng đề ra yêu cầu nghiên cứu, xây dựng cơ chế lồng ghép tín dụng chính sách xã hội với các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phát triển kinh tế - xã hội và chính sách an sinh xã hội. Các chương trình hỗ trợ theo chuỗi giá trị, mô hình hợp tác sản xuất sẽ được khuyến khích để giúp hộ nghèo và đối tượng chính sách sử dụng vốn hiệu quả.

Bên cạnh đó, cần ban hành tiêu chí mới về phân loại đối tượng, địa bàn nghèo, chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2026 - 2030 để làm căn cứ xây dựng chính sách tín dụng ưu đãi. Việc điều chỉnh mức ưu đãi cần căn cứ trên tình hình thực tế và điều kiện của từng vùng, miền.

Để đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới, NHCSXH cần đa dạng hóa các kênh huy động vốn. Trong đó, tập trung nguồn lực từ ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, vốn ODA và các khoản vay ưu đãi từ các tổ chức quốc tế. Phấn đấu đến năm 2030, nguồn vốn ngân sách chiếm 30% tổng vốn hoạt động của NHCSXH, vốn trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh cũng chiếm 30%, và vốn ủy thác từ địa phương chiếm 15%. Đồng thời, duy trì việc các tổ chức tín dụng nhà nước gửi tiền tại NHCSXH tương đương 2% số dư huy động để bổ sung nguồn vốn cho vay.

Các địa phương cần tiếp tục bố trí ngân sách để ủy thác sang NHCSXH, phấn đấu hằng năm đạt 15 – 20% mức tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống. Việc gắn kết tín dụng chính sách với các chương trình hỗ trợ chuyển giao công nghệ, đào tạo nghề, khuyến nông, khuyến lâm… cũng là giải pháp cần được triển khai để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Bên cạnh đó, Kế hoạch cũng yêu cầu các cấp ngành triển khai các giải pháp khuyến khích sản xuất theo chuỗi giá trị có sự tham gia của người nghèo và các đối tượng chính sách, giúp nâng cao hiệu quả vốn vay.

Đa dạng hóa các kênh huy động vốn để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội
Đa dạng hóa các kênh huy động vốn để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội

Việc đơn giản hóa thủ tục cho vay, phát triển dịch vụ tài chính phù hợp với người nghèo, hiện đại hóa quản trị và đẩy mạnh chuyển đổi số cũng được coi là nhiệm vụ quan trọng. NHCSXH cần phát triển mô hình ngân hàng số, tăng khả năng kết nối dữ liệu quốc gia để cập nhật thông tin người vay nhanh chóng, chính xác.

Kế hoạch cũng nêu rõ vai trò của NHCSXH với tư cách là định chế tài chính công, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nhưng vẫn cần tự chủ và phát triển bền vững. Do đó, cần tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức, phương thức hoạt động, cơ chế tài chính, nâng cao năng lực quản lý rủi ro, kiểm tra, thanh tra và kiểm toán. Cùng với đó là xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, phong cách làm việc hiện đại và tận tâm với nhân dân.

Các bộ, ngành cũng cần đề xuất cơ chế khuyến khích phát triển các mô hình tín dụng chính sách có sự tham gia của cộng đồng, doanh nghiệp xã hội, và doanh nghiệp không vì lợi nhuận. Việc phát triển các nền tảng số trong tín dụng chính sách cũng cần được quan tâm nhằm phục vụ tốt hơn các đối tượng thụ hưởng.

Với những định hướng, nhiệm vụ và giải pháp nêu trên, tín dụng chính sách xã hội được kỳ vọng sẽ phát huy vai trò quan trọng hơn nữa trong việc thực hiện các mục tiêu an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bao trùm và bền vững trong giai đoạn tới.

Tin cùng chuyên mục
Kon Tum: Ổn định dân cư từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719

Kon Tum: Ổn định dân cư từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719

Những ngôi nhà mới khang trang đang dần hình thành tại các điểm dân cư được đầu tư đầy đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu. Mơ ước có căn nhà ở ổn định của các hộ đồng bào DTTS nghèo tại tỉnh Kon Tum đã trở thành hiện thực. Kết quả đó thể hiện sự quyết tâm cao của cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Kon Tum trong việc triển khai thực hiện Dự án 1 và Dự án 2, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).