Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Phiên chợ sâm Ngọc Linh lần thứ 39 ở Quảng Nam

PV - 15:05, 03/04/2021

Sau một năm bị gián đoạn không tổ chức được do ảnh hưởng của dịch COVID - 19, từ ngày 1 - 3/4, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam đã tổ chức Phiên chợ sâm Ngọc Linh lần thứ 39 năm 2021.


Du khách và người dân tham quan, mua sắm tại Phiên chợ sâm Ngọc Linh lần thứ 39. Ảnh: Trịnh Bang Nhiệm/TTXVN
Du khách và người dân tham quan, mua sắm tại Phiên chợ sâm Ngọc Linh lần thứ 39. Ảnh: Trịnh Bang Nhiệm/TTXVN

Theo thống kê của Ban Tổ chức, sau 3 ngày, phiên chợ đã thu hút gần 1.000 lượt người đến tham quan, tìm hiểu và mua bán; đạt doanh thu khoảng 2,1 tỷ đồng, trong đó, các doanh nghiệp, đơn vị tham gia phiên chợ đã bán được tổng cộng khoảng 25 kg củ sâm Ngọc Linh, đạt doanh thu gần 2 tỷ đồng.

Phiên chợ sâm Ngọc Linh lần thứ 39 năm 2021 có sự tham gia của 10 đơn vị doanh nghiệp và 10 xã trên địa bàn huyện Nam Trà My. Phiên chợ có 2 gian hàng trưng bày, giới thiệu cây sâm ngọc Linh do 7 hộ trồng sâm ở xã Trà Linh (huyện Nam Trà My) trưng bày và bán; hơn 20 gian hàng trưng bày, giới thiệu các sản phẩm đặc sắc của tỉnh trên các lĩnh vực nông - lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp như: sâm ngọc Linh, các loại cây dược liệu quý hiếm trên địa bàn tỉnh.

Phiên chợ còn có một số gian hàng trưng bày, giới thiệu các sản phẩm thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của huyện Nam Trà My.

Bên cạnh trưng bày và mua bán sâm Ngọc Linh, Ban Tổ chức phiên chợ còn tổ chức nhiều hoạt động vui nhộn và ý nghĩa: Đêm chung kết tiếng hát Bolero lần thứ hai nhân sự kiện xã Trà Mai được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; các hoạt động văn hóa - văn nghệ; ẩm thực và vui chơi giải trí đáp ứng được nhu cầu của du khách và người dân khi đến với phiên chợ.

Tin cùng chuyên mục
Cuộc sống mới ở thôn Bác Hồ

Cuộc sống mới ở thôn Bác Hồ

Thôn A Xây, xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) còn có tên gọi trang trọng khác là thôn Bác Hồ. Trong kháng chiến, thôn A Xây là căn cứ cách mạng, người dân một lòng đi theo Đảng, theo Bác Hồ. Trong thời bình, người dân đoàn kết vượt qua khó khăn, học hỏi tiếp cận cách làm kinh tế mới để cùng nhau xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.