Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa

PV - 10:08, 22/05/2018

Nhằm hiện thực hóa Đề án: “Phát triển chăn nuôi, giai đoạn 2015-2020”, từ nhiều năm nay, huyện Bắc Hà tập trung đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trên cơ sở ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình đầu tư phát triển chăn nuôi theo định hướng hàng hóa, quy mô lớn.

Nuôi trâu theo phương pháp nuôi nhốt, áp dụng khoa học kỹ thuật tại xã Cốc Ly. Nuôi trâu theo phương pháp nuôi nhốt, áp dụng khoa học kỹ thuật tại xã Cốc Ly.

 

Với chủ trương phát triển chăn nuôi theo định hướng hàng hóa, trong những năm qua huyện Bắc Hà đã ban hành nhiều chương trình, cơ chế chính sách hỗ trợ khuyến khích, tập huấn kỹ thuật chăn nuôi cho bà con nhân dân. Qua thực tế tại các địa phương cho thấy, nhiều mô hình sản xuất, chăn nuôi đã phát huy được hiệu quả tốt, góp phần tạo chuyển biến trong nhận thức của các hộ gia đình chăn nuôi.

Hiện nay, tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu ngành Nông nghiệp của huyện chiếm khoảng 40%. Sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Đề án cho thấy những dấu hiệu phát triển khả quan. Theo đó, các chỉ tiêu đặt ra về cơ bản đều đạt và vượt so với mục tiêu đề ra. Trong đó, có một số nội dung vượt mục tiêu của Đề án như tổng đàn dê, diện tích mặt nước, ao hồ nhỏ; thể tích nuôi cá lồng…

Phấn khởi hơn là nhiều xã vùng cao, khó khăn của huyện đã chú trọng phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương để tập trung thúc đẩy lĩnh vực chăn nuôi phát triển. Theo đó, nhận thức của các hộ dân được thay đổi thể hiện rõ qua việc chuyển đổi từ chăn nuôi nhỏ lẻ, tự phát sang quy mô. Đáng chú ý, nhiều địa phương đã vận động nhân dân xây dựng các mô hình trang trại, gia trại, Tổ hợp tác liên kết sản xuất, HTX Nông nghiệp bước đầu cho hiệu quả kinh tế khá, nhiều hộ gia đình đầu tư vốn, giống, thuê thêm nhân công lao động, phát triển chăn nuôi lợn đen, gà bản địa… nhờ đó đã vươn lên trở thành những hộ sản xuất kinh doanh giỏi của xã.

Trên địa bàn huyện hiện có 13 trang trại, trong đó có 2 trang trại đầu tư theo hướng ứng dụng công nghệ cao. Lĩnh vực phát triển thủy sản, nuôi cá lồng bè trên các lòng hồ thủy điện như Cốc Ly, Nậm Khánh... cũng thu được nhiều kết quả tích cực và đang được nhân rộng với trên 150 lồng. Không chỉ vậy, các HTX nuôi cá còn chủ động vận động xã viên áp dụng các biện pháp kỹ thuật, việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm trên mạng đã mang lại hiệu quả kinh tế khả quan cho lĩnh vực phát triển thủy sản của huyện.

KHUẤT LINH

Tin cùng chuyên mục
Gặp lại ở Phìn Sư

Gặp lại ở Phìn Sư

Tôi lên Phìn Sư, thăm lại gia đình Min Seo Thế, dân tộc Cơ Lao, vào một buổi sớm mùa hè. Mùa này, nước trời ào ạt đổ về từ các khe núi, chảy rậm rịch suốt ngày đêm vào các ô ruộng bậc thang của huyện Hoàng Su Phì (cũ) nay là thôn Phìn Sư, xã Tân Tiến. Phía xa xa, Seo Thế phăm phăm sải bước, hai tay nắm chặt đốc cày, khéo léo điều khiển con trâu phía trước theo đường cong như mảnh trăng lưỡi liềm của thửa ruộng. Một mình Thế, một con trâu, một thửa ruộng mà thấy cả mùa vàng đã bắt đầu nảy nở dưới chân đỉnh Tây Côn Lĩnh.