Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Phát hiện thêm 44 hang động mới ở Phong Nha - Kẻ Bàng

Nguyệt Anh - 05:15, 31/08/2024

Thông tin từ Ban Quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng cho biết vừa phát hiện thêm 44 hang động mới trong khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Bình). Bước đầu nhóm nghiên cứu đã tiếp cận, xác định tọa độ và tiến hành mô tả cơ bản các hang động này.

Trekking Khám phá hang động là hoạt động hấp dẫn tại Phong Nha - Kẻ Bàng
Trekking Khám phá hang động là hoạt động hấp dẫn tại Phong Nha - Kẻ Bàng (Ảnh minh họa)

Theo đó, các động được phát hiện mới nằm trong khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng tại các xã: Dân Hóa, Hóa Sơn, Trung Hóa, Thượng Hóa (huyện Minh Hóa) với 33 hang động, tiếp đến là xã Sơn Trạch (huyện Bố Trạch) với 9 hang động và cuối cùng là các xã: Trường Sơn, Trường Xuân (huyện Quảng Ninh) với 2 hang động.

Qua khảo sát của nhóm nghiên cứu thuộc Ban Quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, 44 hang động được phát hiện mới nằm trong 6 hệ tầng địa chất khác nhau gồm: La Khê, Bắc Sơn, Mụ Giạ, Cát Đằng, Mục Bãi, Lệ Ninh. Trong đó, phần lớn các hang động tập trung chủ yếu ở hệ tầng địa chất La Khê và Bắc Sơn. Đây là hai hệ tầng chiếm diện tích lớn nhất và có tuổi địa chất cổ trong khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng.

Các hang động mới đa phần phân bố ở các độ cao dao động từ 44m đến 602m so với mực nước biển, trong đó độ cao các động phổ biến nhiều nhất từ 200m đến 350m. Thạch nhũ tại các hang động mới được phát hiện gồm 4 dạng cơ bản là: thạch nhũ dạng mái và thác đá, thạch nhũ dạng phân tán, thạch nhũ được tạo bởi dòng chảy của nước, thạch nhũ do tích tụ của khoáng chất.

Với việc bổ sung thêm 44 hang động mới, tính đến thời điểm hiện tại, các nhà nghiên cứu đã ghi nhận có tổng số 405 hang động được phát hiện ở khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng.

Tin cùng chuyên mục
Thay đổi “nếp nghĩ cách làm” nhờ Chương trình MTQG 1719

Thay đổi “nếp nghĩ cách làm” nhờ Chương trình MTQG 1719

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn 1: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã đi vào chặng đường cuối của giai đoạn 1. Cùng với những thay đổi to lớn về kết cấu hạ tầng, đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đã có nhiều bước chuyển đáng mừng. Đặc biệt, với trợ lực từ Chương trình MTQG 1719, đã có nhiều thay đổi trong “nếp nghĩ cách làm” của đại bộ phận đồng bào DTTS và miền núi.