Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Pháo đài Đồng Đăng được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia

Minh Anh - 11:08, 08/02/2025

UBND huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn vừa tổ chức Đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với Pháo đài Đồng Đăng, vào tối 6/2, trong buổi khai mạc Lễ hội Đồng Đăng năm 2025.

Khai mạc Lễ hội Đồng Đăng
Khai mạc Lễ hội Đồng Đăng

Chương trình diễn ra với các tiết mục biểu diễn nghệ thuật đặc sắc khai mạc Lễ hội Đồng Đăng; khai trương không gian văn hóa cộng đồng các dân tộc huyện Cao Lộc; Hội thi múa Sư tử Mèo, chơi dân gian và triển lãm văn hóa...

Theo đó, Di tích Pháo đài Đồng Đăng do Pháp xây dựng từ năm 1940, ở ngay giữa thị trấn Đồng Đăng, thuộc loại hình di tích lịch sử. Pháo đài Đồng Đăng được xây dựng thành 3 tầng, rộng 60m, dài 100m, bên trong được thiết kế phức tạp. Tầng cao nhất được thiết kế làm nơi quan sát. Tầng thứ hai có đủ các phòng và lỗ châu mai để chiến đấu. Tầng thứ 3 là nơi chứa quân trang, đạn dược, lương thực, phòng họp...

Thừa ủy quyền của Bộ Trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, ông Dương Xuân Huyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lạng Sơn trao Bằng công nhận di tích Pháo đài Đồng Đăng là Di tích lịch sử cấp quốc gia cho lãnh đạo Huyện uỷ, UBND huyện Cao Lộc
Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, ông Dương Xuân Huyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lạng Sơn trao Bằng công nhận di tích Pháo đài Đồng Đăng là Di tích lịch sử cấp quốc gia cho lãnh đạo Huyện uỷ, UBND huyện Cao Lộc

Trong chiến dịch Biên giới 1950, quân dân ta chiến thắng ở Đông Khê (Cao Bằng), Thất Khê (huyện Tràng Định, Lạng Sơn), quân Pháp phải rút chạy về xuôi theo đường số 4. Đến thị trấn Đồng Đăng, chúng đã kịp dùng thuốc nổ để phá hoại pháo đài nhằm không cho quân ta chiếm giữ một điểm quân sự quan trọng. Tuy nhiên, do được thiết kế kiên cố bằng bê tông cốt thép nên pháo đài chỉ bị hư hỏng nhẹ.

Sau chiến tranh biên giới 1979, Pháo đài Đồng Đăng đã bị phá hủy ở mặt trên, 4 cửa ở 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc đều bị đổ nát, chỉ còn 2 cửa Đông và Tây có lối xuống hầm, tuy nhiên các bậc thang làm bằng sắt để xuống hầm đã bị cắt, đây là 2 lối dẫn xuống đường hầm phía dưới.

Năm 2002 Pháo đài Đồng Đăng đã được xếp hạng di tích cấp tỉnh. Đến ngày 31/12/2024 di tích Pháo đài Đồng Đăng đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia, tại Quyết định số 4313/QĐ-BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Khai trường phố đi bộ Đồng Đăng
Khai trường phố đi bộ Đồng Đăng

Cũng trong tối 6/2 UBND huyện Cao Lộc đã khai trương phố đi bộ Đồng Đăng. Theo đó, không gian phố đi bộ có 4 tuyến đường tổng chiều dài 1.442m. Có 230 hộ đăng ký tham gia buôn bán về đêm khi tuyến phố bắt đầu đi vào hoạt động. Đồng thời mở 26 kiot trưng bày các sản phẩm OCOP trên địa bàn. 

Tin cùng chuyên mục
Diện mạo mới trên quê hương Bảo Thắng

Diện mạo mới trên quê hương Bảo Thắng

Trở lại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai những ngày đầu năm mới Ất Tỵ 2025, chúng tôi có thể cảm nhận rõ nét bức tranh nông thôn mới nâng cao đang dần hiện hữu. Những công trình mới mọc lên, những ngôi nhà cao tầng khang trang, hiện đại. Đường giao thông nông thôn được mở rộng, trải dài từ trung tâm huyện đến các bản làng, tạo nên một diện mạo tươi mới, đầy sức sống.