Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Những nông dân trẻ tuổi làm giàu trên đất Khánh Sơn

T.Nhân - H.Trường - 07:15, 09/11/2024

Những năm gần đây, chính quyền huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa đã tập trung mọi nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế. Cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương, nhiều người trẻ đã dần thay đổi nếp nghĩ, cách làm để phát triển kinh tế và trở thành những tấm gương, khơi dậy ý chí tự lực vươn lên của người nghèo.

Ở huyện Khánh Sơn, hiện có nhiều hộ nông dân làm giàu từ cây sầu riêng.
Ở huyện Khánh Sơn, hiện có nhiều hộ nông dân làm giàu từ cây sầu riêng.

Về Khánh Sơn hôm nay, không khó để nhận thấy những vườn sầu riêng bạt ngàn cùng với nhiều ngôi nhà tiền tỷ. Không ít trong số đó là của những triệu phú trẻ tuổi người DTTS.

Chúng tôi đến thôn đặc biệt khó khăn Ko Róa, xã Sơn Lâm và không khỏi bất ngờ trước cơ ngơi bề thế của gia đình anh Cao Thanh Hải (SN 1989) - một triệu phú nông dân người Raglay.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo tại xã Sơn Lâm, với ý chí làm giàu bằng nông nghiệp trên chính quê hương của mình, anh Hải đã không ngừng tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu và áp dụng phương pháp trồng sầu riêng hữu cơ để phát triển kinh tế. Anh Hải đã tận dụng mọi cơ hội để học hỏi, từ các khóa đào tạo cho đến các buổi tập huấn từ các chuyên gia hàng đầu trong ngành.

Anh Cao Thanh Hải áp dụng mô hình trồng sầu riêng hữu cơ theo phương pháp sinh học.
Anh Cao Thanh Hải áp dụng mô hình trồng sầu riêng hữu cơ theo phương pháp sinh học.

Anh Hải cho biết: Gia đình tôi có 3ha sầu riêng. Đến nay, có hơn 300 cây đã cho thu hoạch. Vụ vừa qua, gia đình tôi thu được hơn 2 tỷ đồng; sau khi trừ chi phí lãi gần 1,5 tỷ đồng. Nhờ 2 vụ trồng sầu riêng mà cuộc sống của gia đình tôi đã khấm khá hơn trước, xây được nhà ở khang trang, rộng rãi. Trong thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục đầu tư phát triển cây sầu riêng theo hướng hữu cơ trên toàn bộ 3ha để nâng cao giá bán, hướng tới xuất khẩu.

Theo chia sẻ của anh Hải, nếu như năm trước với diện tích khoảng 3ha gia đình thu hoạch chỉ khoảng 10 tấn thì riêng năm nay gia đình đã có thể thu hoạch gần 20 tấn. Đặc biệt, năm nay vườn cây của gia đình xử lý cho ra trái khoảng 70%. Dự kiến, trong năm tới gia đình anh sẽ xử lý cho ra quả hết 100% cây sầu riêng.

Chia tay anh Hải, chúng tôi ngược về xã Sơn Trung, đến thăm mô hình trồng cây ăn quả kết hợp chăn nuôi của gia đình chị Mấu Thị Hiểm (SN 1990) ở thôn Tà Nĩa. Chị Hiểm cho hay: Nhà tôi có 1ha sầu riêng đang cho thu hoạch, vụ vừa rồi thu nhập được gần 400 triệu đồng. Ngoài trồng sầu riêng, vợ chồng tôi còn đào ao thả cá chép, cá mè; nuôi heo đen… mỗi năm thu thêm hơn 100 triệu đồng nữa.

Vườn sầu riêng của anh Vũ Văn Vịnh mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Vườn sầu riêng của anh Vũ Văn Vịnh mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Cách nhà chị Hiểm không xa là nhà chị Tro Thị Hợp (SN 1991) ở thôn Chi Chay, có tiếng làm kinh tế giỏi của xã Sơn Trung. Trò chuyện cùng chúng tôi, chị Hợp nhớ lại: Năm 2009, tôi lập gia đình, ở cùng bố mẹ ruột. Thời gian đầu, gia đình thường xuyên túng thiếu, tôi phải dành dụm từng đồng và vay Ngân hàng Chính sách xã hội huyện 8 triệu đồng, mượn thêm người thân 20 triệu đồng để khởi nghiệp. Tôi đầu tư làm chuồng trại và mua 10 con heo giống.

“Mấy năm trước, thấy nhiều người trong xã trồng sầu riêng hiệu quả, tôi đã mạnh dạn chuyển đổi từ vườn tạp sang trồng sầu riêng, rồi tiếp tục phát triển chăn nuôi, kinh doanh tạp hóa và làm rượu cần truyền thống, mỗi năm, gia đình có thu nhập hơn 600 triệu đồng”, chị Hiểm chia sẻ thêm.

Còn tại xã Ba Cụm Bắc, anh Vũ Văn Vịnh cũng được xem là một triệu phú nông dân trẻ điển hình ở địa phương. Anh Vịnh cho hay: Năm nay, vườn nhà tôi có nhiều cây ra trái vụ đầu tiên, một số cây đạt gần cả tạ trái. Loại cây lớn có doanh thu từ 15 - 20 triệu đồng/cây. “Nhưng để có được thành quả đó thật không dễ dàng gì. Cây sầu riêng thật sự rất khó chăm sóc, trồng ra cây thì dễ, nhưng làm cho nó đậu trái, chất lượng trái thơm ngọt là cả một quá trình theo dõi, đúc rút kinh nghiệm tại vườn nhà mình”, anh Vịnh chia sẻ.

Những vườn sầu riêng sai trĩu quả trên đất Khánh Sơn hôm nay.
Những vườn sầu riêng sai trĩu quả trên đất Khánh Sơn hôm nay.

Hiện nay, trên địa bàn huyện Khánh Sơn có rất nhiều hộ đồng bào DTTS sản xuất, kinh doanh giỏi, với thu nhập từ hàng trăm triệu đồng đến vài tỷ đồng mỗi năm. Trò chuyện với họ, chúng tôi cảm nhận được sự thay đổi trong suy nghĩ, không có tâm lý trông chờ, ỷ lại vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước mà quyết tâm vượt lên chính mình, chăm chỉ làm ăn để làm giàu trên quê hương mình.

Không chỉ làm giàu cho bản thân, những triệu phú này còn là đầu tàu thúc đẩy công cuộc giảm nghèo ở địa phương. Họ là những tấm gương sáng để cộng đồng học tập, noi theo, tự lực vươn lên trong cuộc sống. Cũng chính họ đã quan tâm, hỗ trợ cho các hộ nghèo khác từ kinh nghiệm làm ăn, kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vật nuôi, thậm chí hỗ trợ vốn, tạo việc làm… cho các hộ khác làm ăn để cùng thoát nghèo.

Ông Nguyễn Quốc Đông, Phó Chủ tịch UBND huyện Khánh Sơn khẳng định: Để đưa Khánh Sơn thoát khỏi huyện nghèo vào cuối năm 2024, có một phần rất lớn là nhờ ý chí tự lực vươn lên của chính người dân và những hộ sản xuất, kinh doanh giỏi. Họ chính là những đầu tàu thúc đẩy, khơi dậy được ý chí vươn lên của cả cộng đồng, giúp nhiều hộ đồng bào DTTS vượt qua tâm lý trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, vươn lên thoát nghèo và làm giàu. 

Tin cùng chuyên mục
Huyện Văn Lãng (Lạng Sơn): Tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong nhà trường

Huyện Văn Lãng (Lạng Sơn): Tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong nhà trường

Ngày 4/12, Phòng Lao động, Thương binh, Xã hội - Dân tộc huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Hội nghị truyền thông tuyên truyền “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) trong vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 tại Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú, Trung học cơ sở xã Bắc La.