Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Thay đổi nếp nghĩ, cách làm qua công tác tuyên truyền vận động (Bài cuối)

Lê Hường - 2 giờ trước

Để bà con tin tưởng, Người có uy tín không chỉ gương mẫu, đi đầu, mà còn luôn cập nhật thông tin mới bằng mọi cách, nhất là những vấn đề về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan sát sườn đến cuộc sống dân sinh để giải thích thỏa đáng, hướng dẫn cụ thể cho bà con chấp hành, thực hiện. Từ đó, giúp bà con thay đổi nếp nghĩ, cách làm phát triển kinh tế, bảo tồn văn hóa, giữ gìn an ninh trật tự, xây dựng buôn làng giàu mạnh, xứng đáng là với niềm tin của chính quyền cơ sở, “điểm tựa” của bà con nơi buôn làng.

Buôn làng Tây Nguyên ngày càng khởi sắc
Buôn làng Tây Nguyên ngày càng khởi sắc

Buôn làng Tây Nguyên từng ngày khởi sắc

Trang bị kiến thức bằng cách học hỏi kinh nghiệm, nắm bắt thông tin thông qua hội nghị tập huấn, phương tiện thông tin đại chúng và kỹ năng tuyên truyền, vận động, là những nội dung mà đội ngũ Người có uy tín luôn thực hiện nhằm truyền tải đến người dân hiệu quả hơn.

Buôn Jun thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk hình thành từ hàng trăm năm trước. Hiện nay, buôn Jun có 117 hộ, 450 khẩu, với hơn 90% dân tộc Mnông sinh sống. Hơn 20 năm giữ vị trí già làng, Người có uy tín của buôn Jun, thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk, già Y Nơ Bdap (SN 1949) đồng hành cùng bà con thay đổi nếp nghĩ, cách làm, giữ gìn bản sắc văn hóa, phát triển kinh tế.

Vui mừng khoe với chúng tôi, già Y Nơ cho hay, những năm gần đây, bà con Mnông buôn Jun biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, mỗi năm 3 vụ lúa và trồng cây cà phê. Bên cạnh đó, buôn Jun hiện nay còn có khoảng 60 căn nhà sàn, 70 bộ cồng chiêng, gần 20 chiếc thuyền độc mộc, 13 con voi nhà cùng các nghi lễ, lễ hội, văn hóa ẩm thực, cồng chiêng và các nghề truyền thống. Tất cả những giá trị bản sắc văn hóa ấy đều được người dân tận dụng để làm du lịch, phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Từ tập trung sản xuất kết hợp với làm du lịch cộng đồng, đời sống của người dân ngày càng khấm khá. Từ buôn có đến hơn 90% hộ nghèo, thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/năm, nay chỉ còn 37 hộ nghèo, thu nhập bình quân của người dân tăng lên 45 triệu đồng/người/năm. Nhiều ngôi nhà tạm bợ được thay thế bằng nhà kiến trúc truyền thống kiên cố.

Đối với ông Y Nơ, Người có uy tín buôn Jun, tờ báo là cẩm nang tuyên truyền
Đối với ông Y Nơ (bên trái), Người có uy tín buôn Jun, tờ báo là cẩm nang tuyên truyền

Theo nhiều người dân buôn Jun chia sẻ, sự đổi thay như bây giờ  của buôn có sự đóng góp không nhỏ của Người có uy tín Y Nơ. Ông là “điểm tựa” của bà con, suốt những năm tháng qua. Điều đáng trân trọng của già Y Nơ,  là ông rất chịu khó hỏi, tích lũy kinh nghiệm từ cuộc sống. Ngoài ra, ông còn có thói quen tham khảo những cách làm hay, gương điển hình tiên tiến trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí.

Cầm tờ báo Dân tộc và Phát triển số cuối tháng trên tay, già Y Nơ chia sẻ: Được Nhà nước cấp báo miễn phí nên nhiều năm qua, già đã quen đọc báo rồi. Chính những tờ báo đã cho già biết nhiều thông tin bổ ích, điều hay và biết cách tuyên truyền, vận động để người dân dễ hiểu nhất. Qua đó, già học hỏi, nâng cao hiệu quả trong quá trình tuyên truyền, vận động bà con.

Cẩm nang tuyên truyền chuyên sâu

Thực hiện chính sách đối với Người có uy tín, ngoài việc thăm hỏi, tặng quà dịp lễ Tết, hàng năm các địa phương tổ chức hội nghị tập huấn bồi dưỡng kiến thức, tổ chức thăm quan học tập kinh nghiệm cho Người có uy tín, cấp phát báo… Từ những thông tin, kiến thức hữu ích, Người có uy tín chuyển tải đến đồng bào DTTS, người dân sinh sống ở vùng sâu, vùng xa.

Trên hành trình tác nghiệp ở các buôn làng vùng sâu, tôi từng gặp Người có úy tín buôn Ea Nông A (nay là buôn Ea Nông), xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk. Ông nói rằng: ở buôn khó khăn của xã vùng sâu này, đời sống của người dân nghèo khó, việc tiếp cận, nắm bắt thông tin hạn chế nhiều. Vì thế, mỗi lần có dịp chính quyền chức tham gia các lớp tập huấn, các đợt tham quan, học hỏi kinh nghiệm, tôi đều dành thời gian để đi. Đặc biệt, việc được nhận báo in, đọc nội dung trên từ báo điện tử những nội dung chuyên sâu trong lĩnh vực công tác dân tộc, chính sách dân tộc đều đặn, cho tôi kịp thời cập nhật thông tin mới, có thêm nhiều nội dung để truyền đạt đến bà con.

Hàng năm, ngành công tác dân tộc tỉnh Đắk Lắk tổ chức các Hội nghị tập huấn bồi dưỡng kiến thức cho Người có uy tín
Hàng năm tỉnh Đắk Lắk tổ chức các Hội nghị tập huấn bồi dưỡng kiến thức cho Người có uy tín

Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS, là bộ phận quan trọng trong công tác dân vận của Đảng, Nhà nước, là cầu nối chuyển tài chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và là “điểm tựa” của cộng đồng các dân tộc. Phát huy vai trò của Người có uy tín là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị trong quá trình thực hiện công tác dân tộc. Hàng năm, các địa phương tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, thăm quan học tập kinh nghiệm cho Người có uy tín. Từ đó, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào DTTS.

Cùng với kiến thức được trang bị thông qua các lớp tập huấn, các chuyến tham quan học tập kinh nghiệm, cấp phát báo được xem là cẩm nang tuyên truyền của Người có uy tín. Nguyên Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk Hà Huy Quang (nay là Phó Ban Tổ chức Tỉnh ủy Đắk Lắk) từng chia sẻ: Trong giai đoạn bùng nổ thông tin trên các phương tiện thông tin, trên nền tảng công nghệ với nhiều loại hình truyền thông như báo điện tử, mạng xã hội, Zalo...thì việc cập nhật thông tin nhanh, tuy nhiên, những thông tin có tính chuyên sâu, đặc thù theo lĩnh vực sẽ bị lấn át. 

"Vì vậy, đối với đội ngũ Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS và miền núi xa xôi, tờ báo in, hay tờ báo điện tử có tính chuyên ngành, chuyên sâu cần được trân quý. Bao năm qua, Người có uy tín được cấp tờ báo Dân tộc và Phát triển đã xem tờ báo như cẩm nang, tài liệu để làm thông tin tuyên truyền hiệu quả.

Việc cấp phát báo cho Người có uy tín không chỉ đơn thuần thực hiện chính sách đối với Người có uy tín, mà còn góp phần quan trọng trong việc thực hiện chính sách dân tộc, công tác dân tộc. Vì vậy, ngành công tác dân tộc các tỉnh phối hợp với Bưu điện tìm giải pháp để đảo bảo việc phát báo kịp thời, đúng đối tượng, đảm bảo quyền lợi của Người có uy tín.

Tin cùng chuyên mục
Thay đổi “nếp nghĩ cách làm” nhờ Chương trình MTQG 1719

Thay đổi “nếp nghĩ cách làm” nhờ Chương trình MTQG 1719

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn 1: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã đi vào chặng đường cuối của giai đoạn 1. Cùng với những thay đổi to lớn về kết cấu hạ tầng, đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đã có nhiều bước chuyển đáng mừng. Đặc biệt, với trợ lực từ Chương trình MTQG 1719, đã có nhiều thay đổi trong “nếp nghĩ cách làm” của đại bộ phận đồng bào DTTS và miền núi.